Tỉnh ủy Vĩnh Phúc triển khai phần mềm quản lý thực hiện các văn bản của Trung ương và điều hành nội bộ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 3/8, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị ra mắt, tập huấn và triển khai phần mềm theo dõi việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và phần mềm Quản lý điều hành nội bộ.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Trần Việt Cường - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng các Huyện/Thành ủy; Các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy…

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Việt Cường nêu rõ: Thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành theo Quyết định số 27-QĐ/TW ngày 10/8/2021 về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là chuyển đổi số, cải cách hoạt động của các cơ quan Đảng bằng việc ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã xây dựng Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ đạo xây dựng Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu hình thành nền hành chính Đảng không giấy tờ, là cơ sở quan trọng để xây dựng thực hiện chuyển đổi số.

Từng bước hiện thực hóa các mục tiêu trên, từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giao Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng chủ trương đầu tư và thực hiện triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường Internet đến tất cả các cơ quan Đảng; đặc biệt là dự án Trang bị phòng họp không giấy E-cabinet tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trang bị hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm hiện đại.

Việc đưa hệ thống phòng họp không giấy E-cabinet vào khai thác, sử dụng sẽ làm thay đổi toàn diện việc tổ chức các cuộc họp, đáp ứng mục tiêu đơn giản hóa việc tổ chức các cuộc họp, giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian họp, nâng cao chất lượng thảo luận, giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác, góp phần thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiếp theo của chương trình chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo triển khai phần mềm theo dõi việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và phần mềm Quản lý điều hành nội bộ.

Ông Trần Việt Cường phát biểu khai mạc hội nghị

Ông Trần Việt Cường phát biểu khai mạc hội nghị

Theo nhận định của Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trước đây, việc tổ chức triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận và các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các Huyện ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc hoàn toàn qua hệ thống văn bản giấy.

Việc theo dõi việc thực hiện các văn bản của các đơn vị và báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện của các đơn vị cũng chủ yếu qua hệ thống văn bản giấy và chưa cập nhật thường xuyên, chủ yếu báo cáo theo định kỳ. Do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất khó theo dõi đầy đủ việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện của các đơn vị một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ cũng chưa kịp thời, chưa thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao theo thẩm quyền.

Việc truyền tải các nội dung chỉ đạo, giao nhiệm vụ từ cấp trên xuống cấp dưới và việc đề xuất thực hiện các nhiệm vụ từ cấp dưới lên cấp trên đều được thực hiện thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc qua các phiếu chuyển bằng giấy làm chậm tiến độ giải quyết nhiệm vụ, mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí văn phòng phẩm. Một số cơ quan, đơn vị ứng dụng CNTT bằng cách thành lập các nhóm trên các nền tảng mạng xã hội để chỉ đạo, giao việc, trao đổi... điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Thông tin chỉ đạo điều hành trên các nền tảng này bị trôi và mất đi theo thời gian, khó thống kê, tra cứu, tìm kiếm.

Mặt khác, nhiều nhiệm vụ cần phải có nhiều người cùng thực hiện, trong đó có người chủ trì, người phối hợp, lãnh đạo chỉ đạo, người nhận để biết nên trong quá trình thực hiện phải có sự trao đổi qua lại để làm rõ các nội dung, tài liệu..., việc lưu lại các thông tin trao đổi, theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn.

Các đại biểu tham gia tập huấn sử dụng phần mềm

Các đại biểu tham gia tập huấn sử dụng phần mềm

Từ thực tế trên và qua khảo sát, nghiên cứu, Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho phép triển khai phần mềm theo dõi thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và phần mềm điều hành nội bộ đến các cơ quan Đảng của tỉnh nhằm chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, cũng như báo cáo nhanh tình hình, kết quả thực hiện công việc được giao, góp phần nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

Việc đưa các phần mềm theo dõi thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và phần mềm điều hành nội bộ vào sử dụng tại các cơ quan Đảng góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng của tỉnh, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TU, ngày 16/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; kế hoạch số 81-KH/TU ngày 19/04/2022 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.