Việt Nam tiếp nhận 200.000 liều vắc xin Vero Cell do Chính phủ Campuchia trao tặng

GD&TĐ - Campuchia hy vọng số vắc xin này sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác phòng chống dịch của Việt Nam, nhất là tại các địa phương giáp biên với Campuchia.

Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine (phải) bàn giao số vắc xin Vero Cell cho Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn.
Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine (phải) bàn giao số vắc xin Vero Cell cho Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn.

Ngày 29/10, tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) đã diễn ra Lễ bàn giao 200.000 liều vắc xin Vero Cell của hãng Sinopham là quà tặng của Chính phủ Vương quốc Campuchia dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho biết, số vắc xin quà tặng này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Chính phủ và nhân dân Campuchia cũng như của cá nhân Thủ tướng Hun Sen đối với nhân dân Việt Nam, theo đúng tinh thần quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và truyền thống tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn giữa hai dân tộc.

Campuchia hy vọng số vắc xin này sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác phòng chống dịch của Việt Nam, nhất là tại các địa phương giáp biên với Campuchia, đồng thời tin tưởng rằng với nỗ lực và các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, cùng sự đồng lòng của người dân, Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh, phục hồi kinh tế - xã hội và tiếp tục phát triển bền vững.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bày tỏ lòng trân trọng về tình cảm và sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, nhân dân Campuchia và Thủ tướng Hun Sen đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 của nhân dân Việt Nam nói chung và các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia nói riêng; nghĩa cử cao đẹp này là biểu hiện sinh động của tình đoàn kết, mối quan hệ láng giềng gắn bó và truyền thống tương thân tương ái giữa hai nước.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định số vắc xin này sẽ được Việt Nam sử dụng hiệu quả, góp phần ngăn chăn sự lây lan của dịch bệnh, nhất là tại khu vực biên giới hai nước.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam và Campuchia đã phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, từ cấp trung ương đến các địa phương, đóng góp quan trọng vào nỗ lực kiểm soát dịch ở mỗi nước và góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa hai nước.

Vắc xin Vero Cell đang được sử dụng tại 65 quốc gia trên thế giới; được WHO thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 7/5/2021. Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell của Sinopharm đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 3/6/2021.

Đại diện tổ chức WHO cũng chia sẻ, trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Vero Cell (Sinopharm). Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy, 2 liều vắc xin này được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả đến 79%, tính 14 ngày trở đi sau tiêm liều thứ hai. Tổ chức này đã kết luận rằng, lợi ích mà vắc xin Vero Cell (Sinopharm) đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.