Việt Nam sẽ có khoảng 1.200 đô thị vào năm 2030

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị và xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Việt Nam sẽ có khoảng 1.200 đô thị vào năm 2030

Bộ Xây dựng vừa có tờ trình dự thảo về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Theo đó, đến năm 2025, số lượng đô thị trên toàn quốc khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị.

Bộ Xây dựng cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.

Về phát triển đô thị, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.

Về lĩnh vực nhà ở, Bộ Xây dựng xác định đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27m2 sàn/người, trong đó: diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người.

Mục tiêu đến năm 2025, số lượng đô thị trên toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. (Ảnh minh họa

Mục tiêu đến năm 2025, số lượng đô thị trên toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. (Ảnh minh họa

Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30 m2 sàn/người, trong đó: diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 32m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 28m2 sàn/người.

Trước đó, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị đã chỉ ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho hệ thống đô thị Việt Nam giai đoạn tới. Cụ thể:

Một là, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.

Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững.

Ba là, tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới.

Bốn là, đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với Biến đổi khí hậu.

Năm là, xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị.

Sáu là, phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Theo Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Nam Á.

Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 - 1,3 triệu dân. Đến tháng 9/2022 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đã đạt khoảng 41,5%, với 888 đô thị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.