Việt Nam là một trong những đất nước tươi đẹp nhất thế giới

Việt Nam là một trong những đất nước tươi đẹp nhất thế giới
Trang bìa Tạp chí quốc tế
Trang bìa Tạp chí quốc tế "Who’s Who Europa Magazin" in hình Phó Thủ tướng Kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. (Ảnh, internet)

"Who’s Who Europa Magazin" đã phối hợp với chặt chẽ với Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt, ông Nguyễn Hữu Tráng, đã phát hành các ấn phẩm giới thiệu Việt Nam với bạn đọc châu Âu và thế giới, gồm các nội dung: Việt Nam điểm đến của du lịch và đầu tư kinh doanh, tổng quan kinh tế 2008, Bộ trưởng Ngoại giao trả lời về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, môi trường đầu tư, quan hệ và trao đổi thông tin giữa chính phủ và giới kinh doanh, lợi thế của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư trực tiếp, quan hệ đối tác, liên doanh… ở Việt Nam. Đây là một cái nhìn lạc quan về Việt Nam của một tờ tạp chí danh tiếng ở Châu Âu thể hiện rõ nhất ở 2 phần: "Việt Nam: Điểm đến" và "Tổng quan kinh tế 2008" trong bài viết về Việt Nam.

           Việt Nam: Điểm đến

Những năm gần đây, Việt Nam liên tục phát triển và thành công, được cộng đồng quốc tế thừa nhận là điểm đến mơ ước của khách du lịch, là điểm hẹn thành công của kinh doanh, là một đất nước có truyền thống văn hoá và lịch sử lâu đời.

Xin được khẳng định ngay: Việt Nam là một trong những đất nước tươi đẹp nhất thế giới có hình dáng như chữ ‘S’ và là một phần của Đông Nam Á lục địa.

Tuy nhiên, sẽ lãng mạn hơn khi mô tả Việt Nam theo truyền thuyết về con rồng huyền thoại giúp đất nước này đánh bại kẻ thù phương Bắc. Sau chiến thắng, rồng nằm trên bờ biển, nhiều hòn đảo nổi trên biển xa trông như đuôi con vật khổng lồ là chứng tích còn lại của truyền thuyết.

Trên một nghìn hòn đảo lớn nhỏ ngoài bờ biển Việt Nam bao bọc các vịnh nước êm đềm là khung cảnh tuyệt đẹp được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hoá Thế giới.

Những dải san hô nhiều mầu sắc và hàng ngàn loài thuỷ sinh làm cho biển nơi đây trở thành thiên đường bơi lặn. Những bãi biển cát trắng rợp bóng dừa trải dài nhiều cây số là điều kiện mời gọi phát triển du lịch.

Việt Nam có nhiều cơ sở và sản phẩm du lịch, từ những khách sạn bình dân ven biển đến những khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ở đây, mọi nhu cầu của khách du lịch đều được thoả mãn.

Tuy nhiên, không chỉ những du khách từ vùng ôn đới tìm đến Việt Nam tràn đầy ánh nắng. Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam thực sự bùng nổ và đất nước này đã thành công với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm đạt 7-8%, các doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng đáng kể. Từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lại có thêm nhiều viễn cảnh mới. Ngày càng nhiều thanh niên rời nông thôn ra sống ở các thành phố vốn đã quá đông người. Một trong những hệ quả của tình trạng này là bùng nổ xây dựng nhà ở để bảo đảm nhu cầu của cuộc sống tiêu dùng mà chỉ số của nó là sự bùng nổ của thị trường xe hơi cá nhân. Do vậy cần có sự phát triển năng động của hệ thống giao thông công cộng. Hệ thống này hiện không đáp ứng nhu cầu, chất lượng một số con đường còn thấp, hệ thống đường sắt già cỗi, các sân bay cũng tương tự.

Việt Nam giầu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu ở Biển Đông, than, vàng và thiếc.

Việt Nam có hai miền khí hậu khác nhau. Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ mùa đông không xuống dưới 10 độ C với độ ẩm cao gây cảm giác khó chịu. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng với hai mùa mưa và khô.

Phần đông dân cư sống ở hai vùng đô thị thuộc châu thổ hai con sông lớn là thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam và Hà Nội ở phía bắc. Cả hai thành phố có tới 6 triệu dân. Tuy nhiên cả hai đều quá tải và Chính phủ đã triển khai những biện pháp ấn tượng nhằm đặt mọi thách thức vào khuôn khổ, chủ yếu thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng và giáo dục công dân nhập cư.

Việt Nam là đất nước với các cơ hội gần như không hạn chế, với truyền thống phong phú, con người đặc biệt dễ mến và phong cảnh thì gần với thiên đường.

         Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2008

Vịnh Hạ Long. (Ảnh, internet)
Vịnh Hạ Long. (Ảnh, internet)

Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,23%, giảm nhẹ so với mức trung bình của 5 năm trước, trong đó nông lâm thuỷ sản - 3,79%, công nghiệp và xây dựng - 6,33%, dịch vụ - 7,2%.

Dù chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt, nông nghiệp vẫn đạt kết quả tích cực. Tổng sản phẩm nông nghiệp năm 2008 tăng 5,6%.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái và ảnh hưởng của rối loạn tài chính toàn cầu, giá dầu và các nguyên liệu cơ bản tăng. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn tăng 14,6%, trong đó khu vực quốc doanh tăng 4%, dân doanh tăng 18,8% và đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng 18,6%. Công nghiệp khai khoáng giảm 3,5%, công nghiệp chế tạo và chế biến tăng 16%, điện - nước - ga tăng 13,4%.

Tổng lượng bán lẻ và dịch vụ năm 2008 tăng 31%. Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn được nâng cấp. Năm 2008 số khách du lịch đến Việt Nam tăng 0,6% so với năm 2007.

Ngoại thương

Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, mỗi năm đạt tới 29,5%, năm 2008 đạt giá trị 62,9 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu đạt tỷ lệ tăng cao là dầu thô, dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép, gạo, điện tử, máy tính và than.

Xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều do những mặt hàng xuất khẩu nêu trên bị giảm giá, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính, chiếm tới 50% giá trị xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, Nhật và EU giảm.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Giá trị nhập khẩu tăng do giá các mặt hàng nhập khẩu chính tăng (phân bón tăng 94,2%, xăng dầu tăng 53,5%, thép tăng 45,8%). Nhập siêu tăng nhanh từ khoảng giữa năm, nhưng tổng giá trị nhập siêu năm 2008 là 17,5 tỷ USD chỉ ở mức 27,8% kim ngạch xuất khẩu, ngang mức nhập siêu năm trước.

Đầu tư

Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2008 là 38,8 tỷ USD đạt 43,1% GDP, tăng 22,2% so với năm 2007. Trong số này, 11,3 tỷ USD thuộc khu vực công, 16 tỷ USD là đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh, đầu tư trực tiếp của nước ngoài là 11,5 tỷ USD.

Kinh tế năm 2009

Về ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế năm 2008 giảm do tác động của môi trường bên ngoài. Tình hình chung của kinh tế thế giới khó khăn hơn nên 2009 tiếp tục là năm thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Các mục tiêu đặt ra cho năm 2009 là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức thích hợp, ngăn chặn suy thoái, bảo đảm an sinh xã hội và tăng hiệu quả hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,5%, tổng đầu tư đạt 39,3% GDP. Ngân hàng Thế giới cũng dự kiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2009. Khi tính đến những rủi ro của kinh tế toàn cầu, các cơ quan quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) v.v… dự kiến kinh tế Việt Nam tiếp tục giảm với mức tăng trưởng chỉ đạt 5%.

Với giá sinh hoạt thấp hơn, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sẽ giảm nhanh xuống 15% hoặc thấp hơn. Theo dự tính của IMF, lạm phát có khả năng giảm xuống mức một con số trong năm 2009.

Để hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam thực hiện 5 giải pháp kích thích nhằm hạn chế suy thoái, duy trì tăng trưởng với gói kích thích tài chính khoảng 6 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu;

- Cân đối nhu cầu đầu tư và tiêu dùng;

- Thực thi chính sách tiền tệ và tài chính linh hoạt và hiệu quả;

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.

Việt Nam đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ tháng Ba 2008, Việt Nam đã thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, triển khai 8 giải pháp tập trung thắt chặt chính sách tiền tệ và cắt giảm đầu tư công. Lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 12% rồi 14%. Huỷ hoặc hoãn thực hiện các dự án không thích hợp hoặc không cần thiết. Kết quả là từ giữa năm 2008 đã xuất hiện xu hướng tích cực trong kinh tế vĩ mô, lạm phát và thâm hụt ngoại thương giảm mạnh, thị trường tiền tệ và tài chính ổn định.

Giang Đông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ