Vi phạm hành chính trong giáo dục bị phạt đến 100 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong giáo dục bị phạt đến 100 triệu đồng

(GD&TĐ) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2013.

ccx
Vi phạm trong tuyển sinh bị phạt tối đa 60 triệu đồng

Các hành vi vi phạm bao gồm: Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục; vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh; vi phạm quy định về nội dung, chương trình, đào tạo liên thông liên kết; vi phạm quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; vi phạm về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ; vi phạm quy định về cơ sở vật chất, thiết bị tài chính và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với cá nhân là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng. Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trục xuất người nước ngoài nếu có hành vi tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Bao gồm:

Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập không đúng thẩm quyền,

Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.

Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học có nội dung không phù hợp, xuyên tạc, kích động bạo lực, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi viết thêm, sửa nội dung bài thi, học bạ, sổ điểm, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đên việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học.

Buộc đảm bảo quyền lợi của thí sinh đối với hành vi làm mất bài thi.

Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; trường hợp không thể trả lại được thì nộp về ngân sách nhà nước số tiền do hành vi vi phạm mà có.

Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau bằng số lượng đã tuyển vượt; buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoạt động giáo dục;

Buộc bổ sung môn học hoặc nội dung giáo dục còn thiếu theo chương trình giáo dục quy định.

Buộc bổ sung đầy đủ điều kiện về đội ngũ nhà giáo, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục hoặc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học.

Buộc hủy bỏ kết quả thi, kết quả đánh giá môn học, kết quả bảo vệ luận văn, luận án không đúng quy định; chẩm lại bài thi, đánh giá lại kết quả môn học, tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án.

Buộc hủy bỏ phôi văn bằng chứng chỉ đã in không đúng nội dung quy định.

Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với cơ sở giáo dục đã tuyển trái phép, bị giải thể, bị tước giấy phép, bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước ngày 1/7/2013, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Thu trái quy định, vi phạm dạy thêm bị phạt đến 20 triệu

Theo Nghị định, hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép sẽ bị xử phạt từ 6 triệu đến 12 triệu đồng. Cụ thể, tổ chức dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng; dạy thêm không đúng đối tượng bị phạt từ 2 triệu đến 4 triệu đồng; dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Đối với hành vi thu tổ chức thu các khoản trái quy định bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: phải hoàn trả toàn bộ số tiền thu được từ việc dạy thêm trái quy định;  dạy không đúng nội dung được cấp phép, dạy không đúng đối tượng, thu các khoản trái quy định; tước giấy phép dạy thêm, đình chỉ hoạt động dạy thêm (có thời hạn); ...

 

Hải Bình  

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.