Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này

GD&TĐ - Đừng chủ quan bởi nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này

Không chỉ gây đau đớn, vết nứt môi còn ảnh hưởng tới vẻ ngoài của bạn. Hơn nữa, môi cũng sẽ bị khô nứt chảy máu nếu thiếu độ ẩm. Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để giải quyết vấn đề này, hãy thử một vài biện pháp đơn giản sau đây:

Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này - Hình 1

Không chỉ gây đau đớn, vết rách môi còn ảnh hưởng tới vẻ ngoài của bạn.

Rửa vết thương và chườm đá

Nếu bạn bị tổn thương ở môi, hãy ngay lập tức ép chặt vết thương bằng khăn sạch trong vài phút để cầm máu. Sau đó, rửa sạch môi với xà phòng và nước để loại bỏ vi khuẩn. Nếu vết cắt sâu, bạn chỉ nên rửa bằng nước sạch.

Chườm đá có thể hạn chế sưng đau và chảy máu. Jeremy Fenton, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám da liễu Schweiger Dermatology – New York khuyến cáo, khi vết thương đang lành, hãy giữ khu vực môi luôn sạch sẽ và khô ráo.

Sử dụng dầu mè

Các chuyên gia đã chỉ ra, dầu mè có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương. Một nghiên cứu trên động vật tại Bệnh viện Buchinger (Đức) cho biết, bôi loại dầu này sẽ giúp vết cắt thu hẹp và nhanh chóng tái tạo mô. Hơn nữa, hợp chất sesamolin và sesamin có trong dầu mè sở hữu đặc tính chống oxy hóa có khả năng làm lành vết thương hiệu quả.

Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này - Hình 2

Các chuyên gia đã chỉ ra, dầu mè có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Dầu nho

Một loại dầu tự nhiên khác có khả năng thúc đẩy quá trình lành vết thương là dầu nho. Loại dầu này cũng được sử dụng rộng rãi để chống lại tác động của vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ vết thương không nhiễm trùng. 

Koushik Shaw, dược sĩ kiêm nhà sáng lập Viện nghiên cứu Austin Urology cho biết, sở hữu một lượng lớn các chất như oleic, linoleic, stearic và axit béo palmitic, dầu nho còn ngăn ngừa môi mất độ ẩm nhờ khả năng tạo hàng rào bảo vệ sinh học tự nhiên.

Dầu dừa

Dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho làn da. Theo một nghiên cứu tại Tổ chức Summit Medical ở New Jersey, loại dầu tuyệt vời này giúp vết thương lành nhanh hơn, giảm đáng kể thời gian biểu mô hóa và hỗ trợ hình thành mô ở vết thương. 

Sở hữu đặc tính chống oxy hóa, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa tác động của vi khuẩn tới vết thương. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng loại dầu này như kem dưỡng ẩm môi và tránh khô da.

Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này - Hình 3

Sở hữu đặc tính chống oxy hóa, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa tác động của vi khuẩn tới vết thương.

Nha đam

Biện pháp hiệu quả khác có khả năng chữa lành vết nứt hay xước ở môi là sử dụng nha đam. Alisha Plotner, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Wexner trực thuộc Đại học bang Ohio đã chỉ ra, nha đam tăng cường lượng collagen trong cơ thể. Đây là loại protein giúp cải thiện độ liên kết trong cấu trúc da. 

Các chuyên gia cũng cho biết, bôi nước ép nha đam sẽ nhanh chóng làm vết thương thu hẹp. Hợp chất glucomannan trong loại cây này sở hữu nhiều đặc tính hữu ích cho da. Hơn nữa, nha đam còn có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết thương.

Dầu rum

Sở hữu một lượng lớn axit linoleic, dầu rum giúp vết thương lành nhanh chóng. Một nghiên cứu tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone đã chỉ ra, axit linoleic có đặc tính thúc đẩy các yếu tố giúp chữa thương như protein và tham gia tái tạo mô. Loại axit này cũng rất hữu ích trong việc hình thành mạch máu mới.

Mật ong

Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này - Hình 4

Mật ong giúp giữ ẩm da, kích thích hình thành mạch máu và mô để vết thương lành nhanh hơn.

Mật ong rất nổi tiếng với khả năng chữa lành vết cắt hoặc trầy da. Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, loại mật này sẽ hình thành một rào cản tự nhiên ngăn cản vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, chúng cũng giúp giữ ẩm da, kích thích hình thành mạch máu và mô để vết thương lành nhanh hơn.

Nghệ

Củ nghệ là phương thuốc truyền thống chữa lành vết thương. Hợp chất curcumin có trong loại gia vị này sở hữu đặc tính chống oxy hóa, nhiễm trùng và thu hẹp vết thương. Nghệ còn có khả năng thúc đẩy hình thành của mô liên kết mới, góp phần tích tụ collagen.

Dầu hướng dương

Một loại dầu khác có thể chữa lành vết thương là dầu hướng dương. Một nghiên cứu trên động vật tại Trung tâm Manhattan Therapy đã chỉ ra, bôi dầu hướng dương sẽ làm vết thương khép lại nhanh chóng. Giống dầu rum, dầu hướng dương sở hữu nhiều axit linoleic. Vì vậy, sử dụng loại dầu này là lựa chọn tuyệt vời để chữa lành những vết cắt trên môi.

Vết nứt môi có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng: Đây là cách để tự xử lý kịp thời tình trạng này - Hình 5

Bôi dầu hướng dương sẽ làm vết thương khép lại nhanh chóng.

Dầu thơm hoa cúc

Hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa và sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Một nghiên cứu đã chỉ ra, bôi chiết suất tinh dầu hoa cúc có thể nhanh chóng lành vết thương hiệu quả. Để tự điều chế dầu hoa cúc, bạn cần làm sạch và nghiền nhỏ hoa cúc. Sau đó trộn chúng với dầu ô liu và lọc hỗn hợp thu được qua vải. 

Trong quá trình điều chế, bạn cần đảm bảo các dụng cụ được tiệt trùng để ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng. Nếu không có điều kiện, theo Michelle Pelle, bác sĩ da liễu kiêm giám đốc điều hành Tổ chức MedDerm ở San Diego, bạn có thể sử dụng các loại son dưỡng môi có thành phần hoa cúc để thúc đẩy môi lành vết thương.

Theo Vietgiaitri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ