“Vén màn” giáo dục Triều Tiên

GD&TĐ - Cuộc sống ở Triều Tiên luôn được phủ một bức màn bí ẩn, hoạt động giáo dục ở đây cũng vậy. Ít ai biết hoạt động giáo dục tại Triều Tiên cũng có nhiều điểm tương đồng với phần còn lại của thế giới: Từ cuộc đua của phụ huynh trong giáo dục, cho tới bộ mặt cơ sở vật chất khá hiện đại ở nhiều trường…  

“Vén màn” giáo dục Triều Tiên

Phụ huynh rút ví cho giáo dục tư

Theo nghiên cứu Khảo sát Kinh tế Triều Tiên, do Viện Phát triển Hàn Quốc thực hiện, cơ hội giáo dục phụ thuộc vào khả năng tài chính của phụ huynh trong một hệ thống giáo dục vốn được coi là bình đẳng về ý thức hệ tại Triều Tiên.

Giống như ở nhiều quốc gia châu Á, cuộc đua tới cánh cổng trường đại học bắt đầu từ mẫu giáo. Trẻ con nhà “có điều kiện” cần học nhiều hoạt động nghệ thuật - như chơi nhạc cụ hoặc khiêu vũ - những kĩ năng thiết yếu để bước vào tầng lớp trên của xã hội Triều Tiên. Chỉ số ít trường mẫu giáo có tiếng mới đưa giáo dục nghệ thuật vào chương trình giáo dục.

Mức độ cạnh tranh tăng lên khi học sinh vào cấp tiểu học. Phụ huynh phải đầu tư mạnh cho con các môn như Toán và Tiếng Triều Tiên để có thể thi được vào trường nội trú - loại trường này mỗi tỉnh chỉ có duy nhất 1 trường và được gọi là “trường trung học hạng nhất”.

Học sinh ở trường trung học hạng nhất được hưởng nhiều đặc ân. Được miễn trừ khỏi các hình thức lao động, giúp có nhiều thời gian hơn cho ôn thi đại học và cũng cho phép trẻ chọn thời điểm đi nghĩa vụ quân sự.

Một số gia đình giàu có ở Triều Tiên thậm chí góp tiền mua nhà làm chỗ mở lớp dạy thêm cho con cái họ.

Sau khi học sinh vào trường trung học - rào cản tiếp theo là kì thi đại học. Những trường trung học bình thường chia học sinh thành 2 luồng - một vào đại học và một không vào đại học. Học sinh ở luồng không vào đại học chủ yếu gia nhập quân đội ngay sau khi tốt nghiệp. Vì vậy mà phụ huynh thường “quà cáp” để giáo viên đưa con họ vào luồng đại học và tiến cử thi đại học.

Tại Triều Tiên, tấm bằng đại học có ý nghĩa thiết yếu tìm việc làm “cổ cồn trắng” hoặc đi sâu vào chính trường.

Học tin học không còn là chuyện hiếm

Mặc dù việc sử dụng Internet rất hạn chế, điều đặc biệt là tại một số trường học được trang bị máy tính có cấu hình rất cao của những hãng nổi tiếng thế giới. Máy này có thể chạy những chương trình đồ họa phức tạp như Adobe Photoshop hay Illustrator.

Một loạt ảnh của một nhiếp ảnh gia giấu tên rò rỉ trên mạng cho thấy bên trong một phòng tin học tại Trường Trung học Ki Song Hoeryong. Trên tường lớp học có dán các tờ bìa lớn in hình minh họa cách thức lập trình “Dos”, “Gambas”.

Hình ảnh trên cho thấy một hiện trạng khác trái ngược với hình ảnh lỗi thời mà người phương Tây nghĩ về trường lớp ở Triều Tiên. Một chuyên gia công nghệ thông tin Triều Tiên cho biết, GD CNTT ở nước này có sự tiến bộ thời gian gần đây. Cụ thể là nhiều máy tính phục vụ cho mục đích giáo dục, thay vì để trưng bày. Trường học cũng dành nhiều thời gian hơn cho học tin học.

Điều hạn chế lớn nhất là học sinh không có cơ hội truy cập Internet và vì thế cản trở lĩnh thụ kiến thức từ kho tàng nhân loại.

Hệ thống giáo dục phổ cập do nhà nước đài thọ hoàn toàn mang đến cho trẻ 12 năm học miễn phí, từ tiểu học cho tới hết phổ thông. Tuy nhiên, trong hệ thống GD “bao cấp” này, đã không còn hiếm chuyện phụ huynh cho con đi luyện thêm các môn như Toán và Tiếng Triều Tiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Park Hang Seo gây sốt trên mạng xã hội trong tháng 3.

HLV Park Hang Seo gây 'sốt' mạng xã hội

GD&TĐ - Dù đã chia tay tuyển Việt Nam từ lâu nhưng HLV Park Hang Seo vẫn luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của người hâm mộ bóng đá trên dải đất hình chữ S.
Bác sĩ Nghĩa đọc tên của từng đồng đội đã hy sinh trong khoảng năm 1961 đến 30/4/1975.

Chuyện của người chiến sĩ quân y

GD&TĐ - Kể về những ngày tháng chiến đấu giữa làn đạn bom ác liệt, đôi mắt của người chiến sĩ quân y ánh lên niềm xúc động xen lẫn tự hào.