Tuy nhiên trong thực tế, nếu tính về đầu tư, một học sinh giỏi sẽ chọn lựa ngành khác để khi ra trường thu nhập cao hơn.
Chẳng hạn, một học sinh dự kiến thi vào ngành Công nghệ thông tin, sư phạm và cử nhân, khi tính toán về kinh tế lâu dài, chắc chắn thi cử nhân Công nghệ thông tin mà không thi Sư phạm, nếu học sinh đó không quá đam mê với nghề. Đây là một cảnh báo cần lưu ý.
GS.TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội |
Vì vậy, GS Nguyễn Văn Minh cho rằng, trên cơ sở dự báo nhân lực, việc làm; chính sách học bổng và yêu cầu đối với sinh viên sư phạm cần ban hành sớm; còn nếu chỉ đặt ra vấn đề cho vay tín dụng rất khó để cải thiện tình hình.
Cũng góp ý cho dự thảo Luật về nội dung nhà giáo, theo GS Nguyễn Văn Minh, việc nâng trình độ chuẩn giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm là một tiến bộ. Vì rằng, đây là lứa tuổi cần chăm sóc đặc biệt; việc nâng chuẩn trình độ sẽ khắc phục được nhiều bất cập đã và đang diễn ra trong thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục quốc tế.
Tương tự như vậy, việc yêu cầu nâng chuẩn giáo viên bậc học phổ thông lên đại học là một yêu cầu phù hợp, nhất là trong bối cảnh đòi hỏi của đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong dự kiến, từ nay đến 2026, vì có thể một số môn chưa đủ nên đề cập đến bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Vấn đề này cần thực hiện một cách nghiêm túc và thận trọng, vì rằng nếu thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng một vài vấn đề rắc rối có thể xảy ra.
Nói về qui định về chế độ tiền lương, phụ cấp, GS Nguyễn Văn Minh cho rằng, rất lâu chúng ta chưa chỉ rõ lao động đặc thù của nhà giáo, vì vậy rất khó để so sánh lương cũng như phụ cấp đối với các ngành khác.
Thực tế, đa số thầy cô có tổng thu nhập thấp hơn thu nhập của chuyên môn gần; trừ một số ít thầy cô dạy ở các thành phố lớn.
“Việc tăng lương đồng loạt là điều khó khả thi trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nhưng mức thu nhập cần được tính toán ở mức trung bình là cần đặt ra. Vì nếu dự báo việc làm, thu nhập tính khả quan chưa cao thì chắc chắn khó có người giỏi chọn nghề và người tâm huyết với nghề giữ được lửa, trong khi còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nữa” – GS Nguyễn Văn Minh nêu ý kiến.
"Với tư cách là một đơn vị đào tạo sư phạm, bình diện chung, chúng tôi thống nhất với các dự thảo sửa đổi. Nội dung các điều luật đã có nhiều điểm tiến bộ, khắc phục được những tồn tại, hạn chế so với năm 2005" - GS Nguyễn Văn Minh