Vạch trần hàng loạt "hang ổ" sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm giả

Mũ bảo hiểm vô cùng quan trọng bởi chức năng bảo vệ tính mạng người sử dụng nhưng hiện trên thị trường tràn lan mũ bảo hiểm kém chất lượng. 

Vạch trần hàng loạt "hang ổ" sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm giả

Liên ngành và cộng đồng cùng vào cuộc nhằm đưa thị trường mũ bảo hiểm vào cạnh tranh lành mạnh nhưng hiện tại thị trường này vẫn khá bát nháo với nhiều nhà sản xuất có tên tuổi đang bị làm nhái, làm giả.

Ngày 26/1/2016 theo báo Tuổi trẻ, đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long bất ngờ kiểm tra tại hai hộ gia đình ở xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình và xã Thạnh Quới, huyện Long Hồ, phát hiện nhiều công nhân đang gia công, lắp ráp các loại mũ bảo hiểm.

Vach tran hang loat

Hàng loạt mũ bảo hiểm đủ các thương hiệu đang trong quá trình lắp ráp. Ảnh TT

Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện công nhân đang lắp ráp các loại mũ bảo hiểm hiệu Mobiphone, Honda, Jojo, Yamaha, Milan, ARAYA và nhiều tem CR của các công ty này nhưng không có hồ sơ chứng nhận hợp quy, cùng nhiều loại công cụ phục vụ cho việc lắp ráp. Hiện đoàn kiểm tra đã thu giữ trên 2.000 mũ bảo hiểm cùng nhiều máy móc, linh kiện để sản xuất mũ bảo hiểm tại hai cơ sở này.

Đến ngày 3/3/2016 theo VOV đội quản lý thị trường số 4 thuộc Chi Cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện và tiến hành kiểm tra điểm làm mũ bảo hiểm giả tại ấp Long Hòa 1, xã Long Mỹ, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đây là điểm làm mũ bảo hiểm giả thứ hai trên địa bàn bị ngành chức năng phát hiện trong thời gian gần đây.

Vach tran hang loat

Lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ mũ bảo hiểm giả do ông Nguyễn Hoàng Phi làm chủ. Ảnh VOV

Đoàn đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm do ông Nguyễn Hoàng Phi sinh năm 1986, tọa lạc tại ấp Long Hòa 1, xã Long Mỹ, huyện Mang Thít làm chủ. Qua làm việc, ông Nguyễn Hoàng Phi cho biết, địa điểm làm mũ bảo hiểm trên được anh thuê của một người dân kế bên để làm điểm gia công cho các đại lý ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phi và các công nhân nhận nguyên liệu làm đến nay được 14 ngày nên không có hồ sơ chất lượng sản phẩm và làm giấy phép đăng ký kinh doanh.

Vach tran hang loat

Nhãn mác mũ bảo hiểm giả được làm giả rất điêu luyện. Ảnh VOV

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn đã phát hiện có 530 mũ bảo hiểm nhỏ, với giá bán 11.000 đồng/cái, 140 mũ bảo hiểm lớn với giá bán 13.000 đồng/cái. Trên nhãn các loại mũ bảo hiểm thành phẩm trên có dán tem CR và nhãn sản phẩm mũ bảo hiểm do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lộc Phát, tọa lạc tại số 468 đường Chiến Lược, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh sản xuất nhưng số lượng nón mũ bảo hiểm trên thực tế sản xuất tại ấp Long Hòa 1, xã Long Mỹ, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Mới ngày 15/3/2016 Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long) cho biết vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nguyễn Hoàng Phi (30 tuổi, ngụ xã Long Mỹ, Mang Thít) về hành vi giả mạo nhãn hàng hóa và không có giấy phép kinh doanh với số tiền 32 triệu đồng. Đồng thời tịch thu, chờ tiêu hủy toàn bộ nón bảo hiểm giả, phụ kiện vi phạm.

Trước đó, chiều 3/3, đội quản lý thị trường số 4 bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất nón bảo hiểm do Nguyễn Hoàng Phi làm chủ và phát hiện cơ sở đang sản xuất nón bảo hiểm giả. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép kinh doanh.

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện cơ sở có 670 cái nón bảo hiểm thành phẩm (giá sau khi gia công là 11.000- 13.000 đồng/cái), máy bơm hơi, máy khoan, máy đóng nút, gần 3.300 gáo nhựa, mút xốp, thùng sơn, dây quay nón (giá phụ kiện chỉ từ 800- 1.200 đồng/cái).

Theo VietQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.