Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Guardian của Anh, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến hỗ trợ quốc tế trong bối cảnh xung đột hiện nay.
Trong đó ông Kuleba nhấn mạnh vào việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Chủ đề này rất quan trọng đối với cả chính trị trong nước và quốc tế, xét đến tình hình hiện tại trong khu vực.
Ông Kuleba cho biết, Ukraine dự kiến sẽ nhận được 7 khẩu đội Patriot cần thiết để tăng cường khả năng phòng thủ của nước này. Trong đó, có 1 khẩu đội phải được Đức chuyển giao.
Các cuộc đàm phán về bốn khẩu đội còn lại đang ở giai đoạn khác nhau, Bộ trưởng Kuleba đã đích thân tới kiểm tra hai khẩu đội trong số đó, nhưng công chúng vẫn chưa thể tiếp cận thông tin chi tiết về điều này.
Theo ông Kuleba, khó khăn của cuộc đàm phán nằm ở mong muốn của những nước cung cấp, đó là phải nhận được mức bồi thường thỏa đáng, điều này đòi hỏi thương lượng và giải quyết các lợi ích một cách cẩn thận.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine bày tỏ sự tin tưởng rằng các hệ thống Patriot sẽ sớm được bàn giao. Ông Kuleba cũng ám chỉ về sự tham gia của Hoa Kỳ - quốc gia đóng vai trò chủ chốt.
Ukraine sẽ nhận thêm Patriot, nhưng số lượng hiện tại chưa được xác định. |
Mối quan hệ giữa Ukraine và các đồng minh phương Tây chắc chắn đang ở giai đoạn ngoại giao căng thẳng khi Kyiv tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.
Ukraine đã xác định được 7 quốc gia mà nước này có thể nhờ giúp đỡ để có được hệ thống Patriot. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có Đức xác nhận sẽ hỗ trợ.
Điều này có thể là do Đức nắm trong tay số lượng hệ thống Patriot lớn nhất ở châu Âu, trong khi các quốc gia khác có ít hơn đáng kể, điều này làm phức tạp quá trình đàm phán.
Bên cạnh những khó khăn trong việc cung cấp vũ khí phòng thủ, Israel đã chính thức từ chối chuyển giao hệ thống phòng không Iron Dome, vốn trước đây được coi là yếu tố phòng thủ tiềm năng cho Ukraine.
Thủ tướng Israel trước đó đã thừa nhận khả năng này nhưng hiện tại, do lo ngại vũ khí có thể rơi vào tay Iran nên Tel Aviv thậm chí từ chối thảo luận về vấn đề trên.
Ông Kuleba cũng bày tỏ quan điểm về sự cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận của các nước phương Tây đối với vấn đề Ukraine khi chỉ trích sự chậm chạp và thiếu thỏa đáng trong các biện pháp mà phương Tây thực hiện, đồng thời chỉ ra rằng những lời hứa giúp tái thiết đất nước sẽ không thể hiệu quả nếu thiếu hành động tích cực để ngăn chặn sự tàn phá thêm.
Ngoại trưởng Ukraine nhấn mạnh rằng viện trợ quân sự hiện tại từ Mỹ và các nước phương Tây khác là không đủ để đạt được chiến thắng và kêu gọi tăng cường sản xuất vũ khí ở phương Tây.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng triển vọng tăng cường tiềm năng quân sự của Ukraine thông qua việc nhận thêm các hệ thống phòng không vẫn còn nhiều nghi vấn.
Bất chấp tâm trạng lạc quan như đã nêu của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, tình hình thực tế vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực. Với hoàn cảnh quốc tế hiện tại, Kyiv sẽ không chỉ phải tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh mà còn phải chuẩn bị sẵn nội lực.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. |