'Trưng dụng' Pantsir-S1 sản xuất cho Iraq để tham chiến

GD&TĐ - Quân đội Nga đang sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1E sản xuất theo đơn đặt hàng của Iraq.

'Trưng dụng' Pantsir-S1 sản xuất cho Iraq để tham chiến

Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã công bố hình ảnh về một tổ hợp Pantsir-S1 với màu sơn ngụy trang trên sa mạc. Theo ghi nhận, đây chính là hệ thống vũ khí được sản xuất theo đơn đặt hàng của Iraq.

Năm 2012, chính phủ Iraq đã ký hợp đồng với Nga về việc cung cấp 24 tổ hợp Pantsir-S1E và có khả năng đặt hàng thêm 24 hệ thống sau đó. Được biết, năm 2016 Moskva đã bàn giao hơn 20 đơn vị cho khách hàng, năm 2018 Baghdad đón thêm lô mới, có thể nằm trong diện đặt hàng sau.

Báo chí không biết chắc chắn làm thế nào một trong những cỗ máy của "hợp đồng Iraq" có thể được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Nga.

Khả năng cao hệ thống này vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất do chấm dứt hợp đồng sớm và sau đó được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Trở lại năm 2012, một hợp đồng vũ khí lớn trị giá 4,2 tỷ USD giữa Iraq và Liên bang Nga có nguy cơ bị gián đoạn do vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các quan chức Iraq.

Là một phần của đơn đặt hàng, Iraq đã nhận được phiên bản xuất khẩu của hệ thống Pantsir-S1E. Về đặc tính kỹ thuật, nó không khác biệt so với tổ hợp ban đầu, nhưng có thể tồn tại vài khác biệt nhỏ.

Ngoài ra thiết kế của Iraq theo nhận xét có thể sử dụng các yếu tố thay thế bằng thiết bị điện tử do phương Tây sản xuất, nhưng hiện tại Nga không thể cung cấp cho khách hàng bởi hiệu lực của lệnh cấm vận.

Hệ thống Pantsir-S1E với màu sơn ngụy trang dành cho Iraq phục vụ trong Quân đội Nga.

Hệ thống Pantsir-S1E với màu sơn ngụy trang dành cho Iraq phục vụ trong Quân đội Nga.

Pantsir-S1 là hệ thống tên lửa phòng không tự hành trên mặt đất (ZRGK) của Nga, được phát triển vào năm 1994 và được Quân đội Nga tiếp nhận từ năm 2012.

Vũ khí chính của tổ hợp này là hai pháo 2A38M 30 mm và hai bệ phóng cho 12 tên lửa phòng không điều khiển bằng sóng vô tuyến. Tổ hợp có khả năng đánh chặn cả mục tiêu khí động học và đạn đạo.

Điểm đặc biệt của Pantsir-S1 là sự kết hợp của hệ thống đa kênh để bắt và theo dõi mục tiêu, sau đó tiêu diệt bằng tên lửa hoặc pháo. Điều này tạo ra một vùng đánh chặn liên tục ở độ cao từ 0 mét đến 15 km và trong phạm vi từ 200 mét đến 20 km.

Một trạm radar ba tọa độ với dàn ăng ten mảng pha được tích hợp, nhờ đó tổ hợp có thể hoạt động độc lập với các hệ thống phòng không khác.

Hệ thống phòng không Pantsir-M - phiên bản hải quân của Pantsir-S1.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.