Tuyển dụng và sử dụng giáo viên trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc tuyển dụng giáo viên của các nền giáo dục hàng đầu thế giới luôn gắn bó mật thiết với quá trình đào tạo sinh viên ngành Sư phạm.

Giáo viên Singapore có 100 giờ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ mỗi năm. Ảnh: IT
Giáo viên Singapore có 100 giờ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ mỗi năm. Ảnh: IT

Chỉ những cá nhân học tập xuất sắc, đạo đức tốt mới được chọn làm nghề.

Đặt chỉ tiêu hàng năm

Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Sư phạm được nhận trợ cấp hàng tháng tương đương 60% lương khởi điểm của giáo viên. Học phí cũng do Bộ Giáo dục nước này chi trả. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên phải cam kết làm việc trong ngành 3 năm.

Kể từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore là quốc gia nghèo đói với ít tài nguyên thiên nhiên. Nhưng ngày nay, Singapore là một trong những trung tâm thương mại, tài chính và giao thông vận tải toàn cầu.

Các cơ sở giáo dục đại học nói riêng và ngành Giáo dục Singapore được xếp hạng cao trên thế giới. Kết quả này một phần nhờ vào cách tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc tuyển dụng giáo viên tại Singapore gắn bó mật thiết với quy trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Hằng năm, chính phủ Singapore sẽ tính toán số lượng giáo viên cần thiết để đặt chỉ tiêu phù hợp cho chương trình đào tạo sư phạm.

Do đó, giáo viên hoàn thành các chương trình đào tạo sẽ được phân về giảng dạy hợp đồng tại các trường phổ thông công lập. Để có thể làm việc tại trường phổ thông tư thục, quốc tế, giáo viên phải trải qua quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt.

Chỉ có một cơ sở đào tạo ngành Sư phạm tại Singapore là Viện Giáo dục quốc gia (NIE), gồm chương trình cử nhân và sau đại học. NIE nằm trong Trường Đại học Công nghệ Nanyang, ngôi trường uy tín hàng đầu cả nước.

Quy trình tuyển chọn giáo viên tại Singapore trải qua bốn bước và bắt đầu từ rất sớm. Đầu tiên, thí sinh được chọn vào ngành Sư phạm phải đạt số điểm từ giữa thang điểm A‐level, kỳ thi tốt nghiệp THPT chuẩn hóa quốc tế, trở lên. Sau đó, họ phải tham gia những buổi phỏng vấn tương đối khó, thử thách với những câu hỏi xoay quanh vấn đề phẩm chất của giáo viên, đóng góp cho trường và xã hội...

Những thí sinh trúng tuyển sẽ được đào tạo về môn chuyên ngành giảng dạy như Toán, Khoa học... và được cấp bằng cử nhân. Sau đó, họ tham gia chương trình đào tạo sư phạm và vượt qua bài kiểm tra trình độ đầu vào để trở thành giáo viên. NIE phối hợp chặt chẽ với các trường học, cho phép sinh viên thực tập ngay từ những năm đầu tiên và giáo viên phổ thông sẽ là cố vấn học tập xuyên suốt cho các em.

Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Sư phạm được nhận trợ cấp hàng tháng tương đương 60% lương khởi điểm của giáo viên. Học phí cũng do Bộ Giáo dục nước này chi trả. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên phải cam kết làm việc trong ngành 3 năm.

Giáo viên Singapore có 100 giờ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ mỗi năm. Họ được tiếp cận với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và NIE cung cấp học bổng cho các giáo viên muốn có bằng thạc sĩ/tiến sĩ tại Singapore hoặc ở nước ngoài theo chương trình toàn hoặc bán thời gian.

Sau 3 năm giảng dạy, giáo viên được đánh giá để lựa chọn ba con đường sự nghiệp gồm giáo viên thạc sĩ, chuyên gia về chương trình giảng dạy hoặc nghiên cứu và lãnh dạo trường học. Giáo viên có tiềm năng trở thành lãnh đạo trường học được chuyển đến các nhóm quản lý cấp trung và được đào tạo để chuẩn bị cho vai trò mới.

Ngành Giáo dục Singapore tin rằng lãnh đạo kém là lý do cho sự thất bại của giáo dục. Do đó, chất lượng lãnh đạo trường học rất được coi trọng. Đội ngũ lãnh đạo xuất phát từ giáo viên đạt tiêu chuẩn cao, được tuyển chọn và bồi dưỡng từ sớm. Quy trình đào tạo rất gắt gao, trong đó có 6 tháng nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo ở NIE.

Giáo viên Nhật Bản phải luân chuyển bắt buộc sau 10 năm công tác. Ảnh: IT
Giáo viên Nhật Bản phải luân chuyển bắt buộc sau 10 năm công tác. Ảnh: IT

Luân chuyển giáo viên liên tục

Thông thường, sau 3 - 5 năm giảng dạy tại một trường công lập, giáo viên được khuyến khích đăng ký luân chuyển. Sau 10 năm, giáo viên bắt buộc phải luân chuyển. Mỗi giáo viên Nhật Bản đều phải dạy học ở vùng nông thôn ít nhất một lần trong sự nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo tính đồng nhất và công bằng về chất lượng giáo viên trên cả nước.

Sau năm 1949, Nhật Bản đã cải cách chương trình đào tạo giáo viên, trong đó quy định giáo viên các trường công lập phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên tại cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) phê duyệt.

Bên cạnh đó, giáo viên phải có chứng chỉ giảng dạy cho một cấp học cụ thể (như tiểu học, THCS, THPT) và một môn học cụ thể. Riêng giáo viên tiểu học không cần chứng chỉ môn dạy. Giáo viên ở các trường liên cấp có thể dạy nhiều cấp học nếu đạt đủ chứng chỉ dạy học tương đương.

Kỳ thi cấp chứng chỉ giảng dạy cấp học do Hội đồng Giáo dục địa phương tổ chức và ký hợp đồng làm việc một năm trước khi vào biên chế. Trong giai đoạn này, giáo viên sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Hội đồng Giáo dục địa phương tổ chức.

Nhằm tạo nguồn nhân lực đa đạng, giàu kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, MEXT khuyến khích mỗi trường đại học quốc gia có khoa Sư phạm hoặc mỗi tỉnh, thành có một trường cao đẳng sư phạm.

Sau khi nhận được các chứng chỉ cần thiết, ứng viên phải tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên do Hội đồng Giáo dục địa phương tổ chức. Kỳ thi này thường diễn ra dưới hình thức kiểm tra trình độ chuyên môn, phỏng vấn, viết tiểu luận... Trong phần thi phỏng vấn, ứng viên có thể được yêu cầu thực hành một tiết dạy môn chuyên ngành.

Hoàn thành kỳ thi, ứng viên vẫn chưa được tuyển dụng chính thức mà được thêm vào danh sách đăng ký theo kết quả. Những ứng viên ở đầu danh sách được phân công về các trường phổ thông công lập hàng đầu. Những người không đạt điểm chuẩn phải thi lại vào năm sau.

Sau khi được phân về các trường, giáo viên mới sẽ ký hợp đồng thử việc một năm. Trong giai đoạn này, họ được chỉ định một giáo viên giàu kinh nghiệm làm người cố vấn. Người cố vấn sẽ hướng dẫn giáo viên mới cách thức quản lý lớp học, lập kế hoạch giảng dạy, đánh giá học sinh...

Sau khi hoàn thành thời gian thử việc, tuỳ thuộc vào chất lượng công việc và đánh giá của nhà trường, giáo viên sẽ được nhận vào biên chế. Từ đó, người dạy được hưởng đầy đủ quyền lợi, tham gia vào công đoàn giáo viên địa phương, quốc gia.

Bồi dưỡng chuyên môn là hoạt động liên tục và cần thiết đối với giáo viên Nhật Bản. Họ phải trau dồi kỹ năng để gia hạn chứng chỉ giáo viên sau 10 năm. Việc trau dồi thông qua nhiều hình thức như tập huấn địa phương, nghiên cứu bài học...

Quy trình thăng tiến của giáo viên Nhật Bản được bắt đầu từ vị trí giáo viên đến vị trí trưởng bộ môn và vị trí hiệu trưởng. Nhiều giáo viên không được thăng chức thành trưởng bộ môn nhưng vẫn được tăng lương tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm.

Ngoài ra, giáo viên phải luân chuyển vài năm một lần. Thông thường, sau 3 – 5 năm giảng dạy tại một trường công lập, giáo viên được khuyến khích đăng ký luân chuyển. Sau 10 năm, giáo viên bắt buộc phải luân chuyển. Mỗi giáo viên Nhật Bản đều phải dạy học ở vùng nông thôn ít nhất một lần trong sự nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo tính đồng nhất và công bằng về chất lượng giáo viên trên cả nước.

Giáo viên Phần Lan phải có bằng thạc sĩ trở lên. Ảnh: IT

Giáo viên Phần Lan phải có bằng thạc sĩ trở lên. Ảnh: IT

Kinh nghiệm từ phương Tây

Còn tại Phần Lan, để trở thành giáo viên, ứng viên phải có bằng thạc sĩ. Đầu tiên, thí sinh phải vượt qua hai vòng thi vào các trường đại học sư phạm. Ở vòng thứ nhất, thí sinh được tuyển chọn dựa vào kết quả phổ thông và các thành tích học tập, ngoại khóa nếu có. Sau khi vượt qua vòng này, họ sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh đầu vào gồm thi viết và vấn đáp. Chỉ 10% thí sinh tốp đầu trúng tuyển.

Hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên ngành Sư phạm tiếp tục học thạc sĩ. Theo đó, chương trình thạc sĩ cho giáo viên mầm non và tiểu học gồm 60 tín chỉ còn chương trình trung học là 120 tín chỉ. Sinh viên sư phạm Phần Lan thường mất 4 – 5 năm để hoàn thành chương trình học.

Tốt nghiệp thạc sĩ, sinh viên sẽ đăng ký ứng tuyển vào các cơ sở giáo dục địa phương. Yêu cầu tuyển dụng giáo viên thường khác nhau tùy theo từng trường học nhưng điều kiện tối thiểu là bằng thạc sĩ.

Do hệ thống giáo dục Phần Lan tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên nên không có quy định nghề nghiệp cụ thể. Giáo viên có quyền tự do xây dựng kế hoạch giảng dạy, phương pháp giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp...

Mỗi giáo viên cần ít nhất 3 ngày bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ mỗi năm. Tuy nhiên, ước tính giáo viên Phần Lan thường dành 7 ngày mỗi năm để trau dồi trình độ. Việc bồi dưỡng có thể diễn ra trong quy mô trường học, địa phương...

Khủng hoảng thiếu giáo viên đè nặng nước Mỹ. Ảnh: IT
Khủng hoảng thiếu giáo viên đè nặng nước Mỹ. Ảnh: IT

Lực lượng giáo viên phổ thông, còn gọi là giáo viên K‐12, tại Mỹ tương đối lớn. Theo ước tính của Bộ Giáo dục Mỹ, mỗi năm, khoảng 4 triệu giáo viên được tuyển dụng trong các trường tiểu học, trung học theo cơ chế tuyển dụng của từng bang.

Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết trường phổ thông được phép tự tuyển dụng giáo viên phù hợp với số lượng chỉ tiêu do Cơ quan Giáo dục địa phương đề ra. Ngoài ra, khu học chánh, cơ quan quản lý các trường học trong một khu vực, sẽ tuyển dụng giáo viên chung rồi phân bố nguồn giáo viên này về cho các trường thuộc quản lý.

Điều kiện tuyển dụng giáo viên tại Mỹ bao gồm tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sư phạm hoặc có chứng chỉ giảng dạy, thông thạo tiếng Anh (đối với ứng viên người nước ngoài), sẵn sàng giảng dạy trong ít nhất 2 năm.

Theo Đạo luật Giáo dục Đại học Mỹ (HEA), giáo viên K‐12, sinh viên ngành Sư phạm, được hỗ trợ tài chính và trau dồi kỹ năng thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập và làm việc.

Đơn cử, hằng năm, giáo viên K‐12 tại một trường công lập sẽ thành lập các tổ chuyên môn, được bồi dưỡng bởi 2 cố vấn. Một là cựu giáo viên giàu kinh nghiệm trong trường, 2 là chuyên gia giáo dục trong bang. Họ sẽ giúp giáo viên nâng cao kỹ năng giảng dạy, cập nhật phương pháp giáo dục và mô hình mới.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nước Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng do tỷ lệ sinh viên ngành Sư phạm giảm, số lượng giáo viên xin nghỉ việc hoặc về hưu sớm. Trước thềm năm học 2022 – 2023, Mỹ ước tính thiếu 300 nghìn giáo viên K‐12 và nhân viên trường học.

Do đó, quá trình tuyển dụng và sử dụng giáo viên tại Mỹ có phần nới lỏng. Ứng viên chưa có bằng cử nhân sư phạm nhưng sở hữu chứng chỉ giảng dạy có thể đăng ký. Các trường còn tuyển sinh viên, cựu quân nhân có kinh nghiệm giảng dạy để đứng lớp.

Theo đó, một số trường tăng lương, tăng đãi ngộ, hỗ trợ tiền chuyển nhà, tiền cam kết làm việc lâu dài cho giáo viên mới. Về phía các cơ sở giáo dục đại học có thể xóa nợ học phí nếu sinh viên tốt nghiệp cam kết giảng dạy tại khu vực có nhu cầu cao trong một số năm tối thiểu.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.