Tư vấn tuyển sinh "hút” sĩ tử

GD&TĐ - Hàng vạn lượt học sinh các trường THPT tại Hà Nội và tỉnh thành lân cận đã được thầy cô, sinh viên tình nguyện đến từ trường ĐH, CĐ tư vấn trao đổi về tuyển sinh đại học năm 2022.

Sinh viên tình nguyện Trường Đại học Điện lực tư vấn tuyển sinh cho sĩ tử (Ảnh: Hồng Hải).
Sinh viên tình nguyện Trường Đại học Điện lực tư vấn tuyển sinh cho sĩ tử (Ảnh: Hồng Hải).

Ngày 8/5, Ngày Hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2022 diễn ra tại Hà Nội, thu hút khoảng 10.000 phụ huynh, học sinh tham gia. Tại gian hàng tuyển sinh của Trường Đại học Điện Lực, hàng trăm lượt học sinh và gia đình ghé thăm, tìm hiểu thông tin tuyển sinh.

Tại bàn tư vấn, học sinh có cơ hội tìm hiểu các phương thức xét tuyển thông qua học bạ, kỳ thi đánh giá năng lực, thi THPT hoặc xét tuyển thẳng.

Qua nắm bắt, các em quan tâm đến những ngành hot như công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ thông tin, kế toán, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử, quản lý công nghiệp và năng lượng, công nghệ năng lượng...

Gian hàng tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Điện Lực “cuốn hút” học sinh lớp 12 (Ảnh Hồng Hải).
Gian hàng tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Điện Lực “cuốn hút” học sinh lớp 12 (Ảnh Hồng Hải).

Mùa tuyển sinh 2022, Trường Đại học Điện Lực xét tuyển học bạ lấy 25% tương đương 910 chỉ tiêu và 340 chỉ tiêu kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực, còn lại 2.080 chỉ tiêu dành cho  kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Sinh viên tình nguyện tham gia tư vấn.
Sinh viên tình nguyện tham gia tư vấn.

Em Trần Thùy Dương - học sinh lớp 12 Trường THPT Yên Mỹ (Hưng Yên) dự định thi vào ngành Tài chính của Trường Đại học Điện lực. Sau khi nghe tư vấn, Thùy Dương hiểu hơn về ngành học và cơ hội trở thành tư vấn viên tài chính hoặc chuyên viên chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, doanh nghiệp sau này. 

Còn em Lưu Tuấn Khôi, học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (Hà Nội) đến Ngày hội tuyển sinh cùng mẹ để tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin và ngành Kinh tế của Trường Đại học Điện lực.

“Điểm mạnh của em là môn Toán và Vật lý mà các ngành ở Trường Đại học Điện lực đều có khối A và khối D nên em nghĩ mình sẽ có cơ hội. Em nhận được tư vấn nhiệt tình về các phương thức tuyển sinh cũng như  chỉ tiêu của trường...”, Lưu Tuấn Khôi cho biết.

Còn Trần Hoàng Hải Anh (Hà Nội)  dự định thi các trường khối kinh tế, công nghệ thông tin do có nhiều việc làm sau khi ra trường.

"Sau khi nghe tư vấn, tôi hiểu rõ hơn về cách thức tuyển sinh năm nay; thấy thế mạnh của bản thân để có thể lựa chọn ngành phù hợp.

Tôi dự định thi ngành Quản lý thông tin, Trường  Đại học Kinh tế Quốc dân hoặc Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại Ngữ. Tuy vậy, điểm các trường này khá cao nên bản thân dự tính đăng ký thêm ngành Văn hóa xã hội ở Trường ĐH Nội vụ, Lao động xã hội... ", Hoàng Anh bộc bạch

Có thế mạnh khối C01 và D01, Nguyễn Trang Anh (học sinh Hà Nội) chia sẻ mong muốn thi vào Trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia HN) và Học viện Báo chí và tuyên truyền. Khi được nghe thầy cô của các trường tư vấn, Trang Anh mới thật sự hiểu về ngành nghề mà bản thân muốn học. Từ đó có  quyết định riêng để đặt nguyện vọng một cách chuẩn xác nhất

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đây là năm đầu tiên trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội nên việc xác định mức điểm sàn để nhận hồ sơ chưa được chính xác.

Ông Triệu cho biết: Có thể Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ giảm mức điểm khi nhận hồ sơ (mức công bố trong đề án tuyển sinh là 100 điểm) do thực tế mức điểm thi trong các đợt thi của thí sinh không cao như dự đoán.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.