Tự động hóa làm tăng nguy cơ “nô lệ hiện đại“

GD&TĐ - Việc gia tăng tự động hóa trong sản xuất ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung có khả năng sẽ làm bùng nổ “nạn nô lệ hiện đại” tại đây khi một lượng lớn công nhân trở nên thất nghiệp bởi sự thay thế của máy móc và phải đối mặt với lạm dụng cạnh tranh cho các công việc lương thấp, các nhà phân tích cho biết.

Tự động hóa làm tăng nguy cơ “nô lệ hiện đại“

Công ty tư vấn nguy cơ Verisk Maplecroft cho biết, số lượng người mất việc làm trong khu vực gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của tự động hóa trong khu vực Đông Nam Á - trung tâm của nhiều ngành sản xuất từ may mặc tới ô tô có thể sẽ gây ra sự tăng vọt về số lượng các vụ “lạm dụng lao động” và chế độ “nô lệ hiện đại” ở chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tổ chức Lao động Liên Hiệp Quốc (ILO) cho biết hơn 1 nửa số công nhân ở Campuchia, Thái Lan, Indonesia… (ít nhất khoảng 137 triệu người) đối mặt nguy cơ thất nghiệp do sự phát triển của tự động hóa trong vòng 2 thập kỷ tới.

Alexander Channer, người đứng đầu trong lĩnh vực quyền con người ở Maplecroft phân tích: “Những người lao động thất nghiệp thiếu kỹ năng thích nghi hoặc không có an sinh xã hội làm đệm sẽ phải cạnh trạnh để có được những việc làm lương thấp không đòi hỏi kỹ năng trong môi trường lao động đang ngày càng trở nên cạnh tranh với các loại máy móc thay thế.

Nếu không có các biện pháp thích nghi và đào tạo cụ thể từ các chính phủ giúp cho thế hệ tương lai kỹ năng làm việc song hành với máy móc thì hiện tượng trên có thể sẽ đánh dấu chấm hết với cuộc đời của nhiều công nhân”.

Trong thông báo thường niên của Maplecroft, công nhân trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất, xây dựng, bán lẻ và dịch vụ - khách sạn - nhà hàng… trong khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ cao bị thay thế bởi robot.

Theo như Maplecroft, công nhân ngành công nghiệp may mặc, dệt may và giày dép, phần lớn là phụ nữ ở các nước như Campuchia và Việt Nam có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc cao nhất trong khu vực.

Các quốc gia được liệt kê đều là những địa điểm có nguy cơ “nô lệ hiện đại” cao khi lạm dụng lao động, xảy ra khắp nơi, với một lực lượng lao động phụ thuộc hoàn toàn vào các công việc lương thấp không đòi hỏi tay nghề cao.

Cindy Berman đến từ Ethical Trading Initiative – một tổ chức từ thiện thúc đẩy quyền của người lao động - trao đổi: “Tự động hóa đã luôn là mối đe dọa đối với những người làm công việc kĩ năng thấp, nhưng chính phủ và các doanh nghiệp có thể quyết định nó sẽ ảnh hưởng thế nào lên người công nhân”.

“Công nghệ có thể là nguyên nhân của vấn đề, nhưng nó cũng có thể là một phần của giải pháp qua việc tạo dựng cơ hội việc làm cho những công việc tốt hơn” - chuyên gia Cindy nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ