Theo trang khoa học Popular Science, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã phát triển các lò iodua bạc được đặt trên các dãy núi Himalaya ở độ cao trên 5000 mét.
Những "người gieo mây" này sẽ kích thích làn hơi nước bốc ra từ Ấn Độ Dương để tạo mưa, điều mà họ không thể tự làm do đặc điểm địa lý của phía bắc Cao nguyên Tây Tạng và lưu vực Qaidam. Các khu vực phía bắc sẽ chìm trong "bóng mây mưa"; những đám mây ở độ cao thấp bị chặn bởi phần phía nam của dãy Himalaya.
Nhưng mọi thứ hoạt động làm thế nào? Để tạo ra mưa, lò đốt nhiên liệu hóa học sẽ tạo ra khói kết hợp với iốt bạc. Khi iốt bạc tăng lên và trộn lẫn với mây, nó tinh thể hóa, tạo ra phản ứng dây chuyền kết tủa.
Để tăng hiệu quả, các nhà sản xuất mưa sẽ kết nối vào một mạng máy tính sử dụng vệ tinh thời tiết để căn chỉnh thời gian giải phóng iốt bạc vào các khoảng thời gian mây bao phủ.
Thung lũng Himalaya tươi tốt này có thể sớm phun ra nhiều nước hơn nếu tham vọng kiểm soát thời tiết của Trung Quốc được thực hiện
Hành vi "thao túng" thời tiết như vậy đã từng thành công, chỉ là không phải trên quy mô lớn thế. Trung Quốc đã triển khai hàng trăm nhà máy tạo mưa ở Tây Tạng, với kết quả đầy hứa hẹn bao gồm cả những nhà máy tạo mưa cá nhân tạo ra những đám mây có chiều dài tới 5km.
Nếu dự án chứng minh thành công, 10 tỷ tấn mưa bổ sung sẽ rất hữu ích không chỉ ở đồng bằng Tây Tạng, mà còn cho các kế hoạch khác của Trung Quốc, bao gồm các dự án bổ sung từ Nam đến Bắc, lấy nước từ sông Dương Tử đến Sông Vàng (cả hai con sông có nguồn gốc ở dãy Himalaya và sẽ được hưởng lợi từ việc tạo mưa) và tưới nước cho các sa mạc ở lưu vực Tarim (phía bắc Tây Tạng).
Các kế hoạch này cũng góp phần vào nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp nước mới, do sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm tan chảy các sông băng Himalaya, cung cấp phần lớn nguồn nước ngọt của châu Á.