Trường học giữa vùng di sản đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống

GD&TĐ - Đa dạng các hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để tạo sự chuyển biến tích cực trong sinh hoạt hàng ngày là cách mà trường học giữa vùng di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long thực hiện.

Đa dạng các hình thức đạo đức, lối sống cho học sinh Trường THPT Bãi Cháy
Đa dạng các hình thức đạo đức, lối sống cho học sinh Trường THPT Bãi Cháy

Chú trọng giáo dục đạo đức

Thầy giáo Lưu Hải Tiền, hiệu trưởng Trường THPT Bãi Cháy (Hạ Long, Quảng Ninh) chia sẻ: "Giáo dục đạo đức lối sống, tạo niềm tin, lòng tự hào về văn hóa vùng di sản để mỗi hành vi và ứng xử chuẩn mực là điều mà chúng tôi luôn hướng đến với học sinh. Để đảm bảo việc triển khai hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh vì đây là những việc làm hết sức quan trọng để tạo tiền đề cho giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ".

Ở Trường THPT Bãi Cháy, một phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp, phối hợp với Đoàn trường trong công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên. Mỗi lớp đều có giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp và BCH chi đoàn thường xuyên theo dõi việc thực hiện nền nếp, ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh. Các nội dung giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh được được lồng ghép trong giờ sinh hoạt dưới cờ. Đặc biệt, trường tổ chức hưởng các hoạt động vệ sinh môi trường bãi biển và hoạt động tình nguyện tại phường trên địa bàn.

Một giờ sinh hoạt ngoại khóa của học sinh Trường THPT Bãi Cháy
Một giờ sinh hoạt ngoại khóa của học sinh Trường THPT Bãi Cháy

“Qua nội dung Sinh hoạt dưới Cờ, nhà trường thông báo kết quả rèn luyện của học sinh toàn trường. Giáo viên chủ nhiệm các lớp sử dụng hình thức tin nhắn SMAS.edu và các kênh liên lạc khác để thông báo tình hình tình hình của con em mình và gọi điện trực tiếp đến các gia đình để phối hợp giáo dục đối với những trường hợp đặc biệt. Nhà trường còn phối hợp với công an xã và địa phương trong công tác an ninh, trật tự, vệ sinh, đạo đức, lối sống... Cách làm này đã đem đến hiệu quả rõ rệt." – Thầy Lưu Hải Tiền nhấn mạnh.

Tạo dựng văn hóa đọc

Ở Trường THPT chuyên Hạ Long, nhiều cách làm hay trong việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 được coi là điểm nhấn quan trọng để tuyên truyền nhân rộng những giá trị văn hóa, đặc biệt đây là dịp thực hiện tốt mục đích tuyên truyền, giáo dục góp phần giúp cán bộ, giáo viên, học sinh thay đổi nhận thức về văn hóa đọc; hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc đối với việc phát triển tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng nhân cách con người, hướng tới một xã hội ham đọc.

Thầy giáo Nguyễn Tuấn Nghĩa (ngoài cùng bên phải) và các học sinh Trường THPT chuyên Hạ Long trong ngày hội đọc sách 2022
Thầy giáo Nguyễn Tuấn Nghĩa (ngoài cùng bên phải) và các học sinh Trường THPT chuyên Hạ Long trong ngày hội đọc sách 2022

Thầy giáo Nguyễn Tuấn Nghĩa, phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hạ Long cho rằng: Tạo thói quen đọc sách trong học sinh là điều hết sức quan trọng, đọc sách không chỉ giúp các em thêm kiến thức, có những hiểu biết đầy đủ hơn về mọi mặt trong đời sống để thích ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức phát triển bền vững; bên cạnh đó khơi dậy niềm đam mê đọc sách, hình thành thói quen và kĩ năng đọc sách, thúc đẩy văn hóa đọc cho thế hệ trẻ. Điều này cũng tạo nên thói quen, nếp sống văn hóa cho các bạn trẻ những chủ nhân của vịnh Hạ Long.

Chuỗi hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn học sinh cùng thầy cô toàn trường. Đặc biệt, cuộc thi Giới thiệu sách - chủ đề Những cuốn sách chắp cánh tương lai đã thu hút 125 bài dự thi của các em học sinh. Sau 2 vòng chấm, BTC đã chọn ra 11 bài giới thiệu sách xuất sắc để vinh danh, trao giải. Bạn Vũ Trần Quỳnh Chi, lớp 11 Văn, giành giải nhất khi giới thiệu cuốn “Người sửa đàn dương cầm” (Tiểu thuyết của Miyashita Natsu), cho rằng: Sách không chỉ cho em kiến thức mà còn tạo cho em phông nền hiểu biết để hiểu được cái hay cái đẹp của cuộc sống và lý tưởng mình hướng đến.

"Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh là điều vô cùng quan trọng trong các nhà trường. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn, các em mới có sự điều chỉnh hành vi phù hợp với thuần phong mỹ tục và đặc biệt hướng đến lý tưởng sống cao đẹp. Tuy nhiên thời gian qua, mặt trái của nền kinh tế thị trường nhiều cám dỗ đã và đang tác động đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội trong đó có học sinh của nhà trường.
Việc này cho thầy sự cần thiết phải tăng cường mạnh mẽ hơn hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Bằng nhiều cách làm, đa dạng hóa các hình thức thực hiện hiệu quả. Đây là điều mà các nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện đạt kết quả tốt thời gian qua.- Nhà giáo Nhân dân Lưu Xuân Giới, nguyên Trưởng Phòng GD&ĐT Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NInh. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ