Giáo dục đạo đức, lối sống từ làm gương của thầy cô

GD&TĐ - Công tác giáo dục đạo đức, lối sống có được hiệu quả trước hết nhờ vào sự trau dồicủa ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Thầy cô sẽ là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh.

Một tiết học tại Trường Mầm non xã Trác Văn, tỉnh Hà Nam.
Một tiết học tại Trường Mầm non xã Trác Văn, tỉnh Hà Nam.

Dạy trẻ từ thuở còn thơ

Là một trong những ngôi trường chất lượng tốp đầu tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cô giáo Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Trác Văn, cho biết trường đã triển khai thực hiện nhiều chuyên đề lồng ghép giữa giáo dục đạo đức, lối sống và giáo dục phổ cập. Có thể kể đến như chuyên đề lễ giáo, chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hay chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”…

“Với trẻ mầm non, vai trò, ý nghĩa của môi trường giáo dục trong nhà trường là đặc biệt quan trọng bởi đó là ngưỡng cửa đầu tiên khi các con bước chân vào môi trường giáo dục theo quy chuẩn. Do đó, nhà trường duy trì và nâng cao chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ”, cô Hằng cho biết.

Khi tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên chú trọng phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng để khuyến khích trẻ sáng tạo, quan tâm tới những trẻ thiếu hụt hoặc trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Sự sáng tạo giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, từ đó nâng cao kỹ năng học tập và kỹ năng sống.

Trong khi đó, Trường Tiểu học phường Đồng Văn, tỉnh Hà Nam, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh như giao lưu văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và các ngày lễ lớn. Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục an toàn giao thông, giáo dục thể dục thể thao, vệ sinh thân thể… Năm học 2020-2021, nhà trường có 1 học sinh đạt giải Nhất cấp quốc gia cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông.

Trường THCS Lương Tài, Hưng Yên, tặng quà Trung thu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trường THCS Lương Tài, Hưng Yên, tặng quà Trung thu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Phát huy vai trò của tổng phụ trách Đội 

Với Trường THCS Lương Tài, tỉnh Hưng Yên, nhiều gia đình học sinh có bố mẹ làm ăn xa hoặc không quan tâm đến việc học tập của con cái. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh sinh hoạt tự do, vi phạm nội quy và tinh thần học tập chưa cao. Vì vậy, công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh được lãnh đạo Trường THCS Lương Tài xác định là một trong những trọng tâm giáo dục.

Thầy giáo Nguyễn Hồng Thanh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thông qua tiết sinh hoạt đầu tuần, thầy cô tổng phụ trách Đội tổ chức biểu diễn văn nghệ với các tiết mục về trường lớp, thầy cô, quê hương đất nước để khơi gợi lòng yêu nước, yêu quê hương, dân tộc. Ngoài ra, khuyến khích học sinh diẽn tiểu phẩm tuyên truyền an toàn giao thông, bài trừ các tệ nạn xã hội.

Trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ hàng tuần hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tháng, thầy cô phụ trách đội xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh giáo dục về an toàn giao thông, nhà trường kiểm tra việc thực hiện an toàn giao thông ở học sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Từ đó, học sinh có thêm kỹ năng sống trong cuộc sống, thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề hàng tháng nghiêm túc, học sinh mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp.

Theo thầy Thanh, Liên đội Trường THCS Lương Tài thường xuyên tổ chức sinh hoạt theo tuần để giáo dục, định hướng cho học sinh về tình yêu quê hương, đất nước. Với mỗi ngày hội, ngày lễ của đất nước, Liên đội đều lồng ghép bài học, tăng cường tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Đơn cử, nhân dịp Tết Trung thu, nhà trường tổ chức cuộc thi “Thiết kế mâm cỗ trung thu”, tổ chức các trò chơi dân gian. Thông qua các buổi mí tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11, 22/12, liên đội tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, của Đoàn, của Đội. Các buổi sinh hoạt dưới cờ là cơ hội để giới thiệu câu chuyện về những tấm gương tốt, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

"Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường đều tự trau dồi và nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chi bộ, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đội, sinh hoạt ngoại khoá. Trên cơ sở đó, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lòng yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh", thầy Thanh bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.