Trường học đẹp nhất hành tinh

GD&TĐ -  Năm 2013, website thông tin kiến trúc nổi tiếng Architizer công bố giải thưởng thường niên "A+", gồm 52 hạng mục, từ nhà ở, nhà hàng, tòa nhà văn phòng cho đến nhà hát… có kiến trúc đẹp nhất hành tinh. Trong đó, ở hạng mục trường học đẹp nhất hành tinh, ngôi trường Học viện bóng đá tiểu học UNO ở Mỹ đã chiến thắng.

Trường học đẹp nhất hành tinh

Học viện bóng đá tiểu học UNO có trụ sở tại Chicago, Illinois, Mỹ hiện là nơi phục vụ gần 600 học viên Mỹ. Nhưng điều đặc biệt là ngôi trường này chỉ dành cho những học viên đang ở tuổi mẫu giáo và tiểu học. Số lượng học sinh vào trường rất giới hạn và các học sinh được đào tạo theo những bài học chuyên nghiệp, hết sức bài bản nhưng cũng rất hiện đại.

Các học sinh được học tập trong một môi trường hướng ngoại đặc biệt. Ngoài học các môn học như những chương trình giáo dục thông thường, ngôi trường này còn đào tạo chuyên nghiệp về bóng đá. Điều đặc biệt là các lớp học được đặt tên theo các quốc gia hoặc châu lục đã từng đăng cai tổ chức các kỳ World Cup.

Công trình thiết kế nhằm tận dụng tối đa ánh sáng ban ngày với các mảng kính lớn dọc hành lang, các mảng kính trên trần lớp học nhằm tạo không gian giảng dạy và môi trường học tập thân thiện, hiệu quả.

Giải thưởng kiến trúc nổi tiếng Architizer, do một hội đồng gồm hơn 200 kiến trúc sư và nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới quyết định. Ngoài ra còn có sự tham gia bình chọn của người dân trên 100 quốc gia. Mỗi năm, giải thưởng kiến trúc này bình chọn ra những kiến trúc độc đáo nhất thế giới ở các hạng mục nhà hàng, bến tàu xe, nhà ở, bảo tàng, nhà hát…

Học viện bóng đá tiểu học UNO bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2011 và thiết kế nhằm đạt các tiêu chuẩn của chứng chỉ LEED. Trường cũng là hiện thân của những cơ sở giáo dục hiện đại.

Theo Design

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.

Bức ảnh bà Hiền (hàng đầu thứ 4 từ trái sang) và đoàn công tác chụp chung với Bác Hồ năm 1966.

Một giờ gặp Bác, trọn đời khắc ghi

GD&TĐ - Được gặp Bác chỉ vỏn vẹn một giờ, nhưng với bà Lê Thị Hiền (TP Hà Tĩnh), đó là ký ức không bao giờ phai. Không chỉ vì đó là vinh dự lớn lao, mà bởi từ cuộc gặp ấy, một ngọn lửa trong bà được thắp lên, để rồi suốt cuộc đời bà sống theo ánh sáng ấy.