9 trường đại học trên bao gồm 2 trường đại học hàng đầu Trung Quốc là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa - Bộ Giáo dục công bố trên website của mình vào ngày 22/10 và cho biết thêm các quy định mới sẽ giúp cải cách hệ thống giáo dục đại học và hỗ trợ phát triển học thuật.
Kể từ năm 2013, có tổng số 32 trường đại học đã biết quy định mới của mình vì chính họ đã soạn ra các quy định này và được các nhà chức trách phê chuẩn.
Tất cả các trường đại học khác của Trung Quốc đang lên kế hoạch để thiết lập các quy định riêng của họ vào cuối năm tới, theo Bộ Giáo dục nước này.
“Việc quản lý một trường đại học theo quy định riêng của mình là nền tảng của sự độc lập về học thuật” - GS Xiong Bingqi, chuyên gia về giáo dục đại học ở Đại học Shanghai Jiao Tong, nói với tờ Global Times.
Với những quy định mới, việc quản lý của các trường đại học được cho là với quyền tự chủ về học thuật ở cấp độ cao hơn trước, ông nói thêm.
Quy định mới của Đại học Bắc Kinh cho thấy nên giao cho sinh viên thêm quyền quản lý trường học.
Lần đầu tiên, trường đại học này đã thành lập một ủy ban giám sát để đối phó với hành vi vi phạm kỷ luật của sinh viên và nhân viên nhà trường. Ủy ban này bao gồm sinh viên, đội ngũ giảng viên, các thành viên ngoài đảng Cộng sản và bộ phận giám sát kỷ luật của trường.
Theo quy định mới, sinh viên Đại học Bắc Kinh cũng có cơ hội để trở thành thành viên của hội đồng quản trị học thuật của trường. Điều này cho cho phép họ giám sát cuộc bầu cử của đội ngũ giảng viên và điều tra tham nhũng cùng với các giáo sư và các đại biểu được hiệu trưởng chỉ định. Số lượng đại biểu do hiệu trưởng bổ nhiệm sẽ không thể vượt qua 15 phần trăm của các thành viên hội đồng quản trị.
Chưa có chi tiết nào được tiết lộ liên quan đến tiêu chuẩn lựa chọn hoặc tỷ lệ đại biểu là sinh viên trong hội đồng quản trị.
Mặc dù các trường đại học đang khuyến khích sinh viên tham gia các tổ chức mới, sinh viên dường như ít nhiệt tình - theo nhận xét về phản ứng của các sinh viên mà tờ Global Times liên lạc.
"Chúng tôi biết rất ít về cách lựa chọn những đại biểu sinh viên và ai sẽ chọn họ. Thậm chí nếu chúng tôi có thể tham gia thảo luận về các vấn đề trường đại học, nhân viên hành chính của trường sẽ vẫn chịu trách nhiệm về việc ra quyết định" - Một sinh viên ngành Lịch sử sau đại học tại Đại học Bắc Kinh, nói với Global Times.
Đại học Thanh Hoa cũng nhấn mạnh quyền tự chủ của mình vì nó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của độc lập ngân sách.
GS Xiong bày tỏ sự bi quan về việc thi hành các quy định này khi quan chức các trường đại học "vẫn được chính phủ bổ nhiệm và các trường đại học vẫn do chính phủ tài trợ hoàn toàn”.