Trung Quốc: Tăng cường kết hợp tài liệu từ viện bảo tàng vào nhà trường
Hải Yến
GD&TĐ - Bộ GD và Cục quản lý Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc vừa phát hành văn bản hướng dẫn việc đưa các nguồn tài liệu từ viện bảo tàng vào GD trong nhà trường tốt hơn.
Một viện bảo tàng ở Trung Quốc.
Theo tài liệu trên, các trường học trên toàn quốc được khuyến khích thiết kế các hoạt động mới liên quan đến lịch sử, khoa học tự nhiên và công nghệ, dựa trên các bộ sưu tập trong các bảo tàng địa phương. Giáo trình của các khóa học tiếng Trung, lịch sử, địa lý, mỹ thuật, vật lý, hóa học, sinh học... sẽ bao gồm nội dung về bảo tàng. Các mục tiêu GD khác nhau sẽ được thiết lập cho HS ở các lớp khác nhau.
Theo hướng dẫn, nhiều hoạt động ngoại khóa sau 3:30 chiều được khuyến khích để giới thiệu các bảo tàng. Không chỉ các chuyến tham quan có hướng dẫn viên đến các địa điểm mà hoạt động nay cũng cần những hình thức sáng tạo như bài giảng, trò chơi đóng vai, truyện tranh về bảo tàng để tăng hứng thú cho HS.
Các chương trình đào tạo cho GV sẽ bao gồm những nội dung liên quan và sự phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận khác nhau của chính quyền địa phương để đảm bảo hỗ trợ tài chính và đánh giá hoạt động GD về bảo tàng.
Giám đốc Luo Jing của Bộ phận bảo tàng và di tích xã hội thuộc Cục Di sản Văn hóa Quốc gia cho biết: “Chúng tôi đã thấy nhiều ví dụ điển hình tận dụng được tối đa các bảo tàng làm lớp học trong những năm gần đây. Điều này phù hợp với nhu cầu của GD để khám phá tài nguyên của các bảo tàng ở một mức độ sâu hơn”.
Ông Luo cho biết hướng dẫn mới nhằm phát triển các kênh mới nhằm tận dụng viện bảo tàng trong việc dạy học ở trường. “Trọng tâm vẫn là làm thế nào để HS học tập tốt hơn ở trường” – ông nói – “Nhưng các hoạt động liên quan đến bảo tàng có thể có sự tương tác, hấp dẫn hơn”.
Ông hy vọng những hoạt động trên có thể nuôi dưỡng “lòng yêu nước” của HS tốt hơn.
GD&TĐ -Học sinh khuyết tật, học sinh đặc biệt là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh khiến trường học đóng cửa. Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các quốc gia đang và sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ nhóm đối tượng này trở lại trường học?
GD&TĐ -Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được phát triển với tám nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 tại Trường Tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).
GD&TĐ -Trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục và tỷ lệ cạnh tranh việc làm gay gắt, các cơ sở giáo dục đại học phải chịu áp lực rất lớn trong việc kết nối và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Điều này khiến nhiều sinh viên và trường học gian lận.
GD&TĐ - Liên minh Khoa học và Giáo dục Đức (GEW) mới đây cảnh báo các trường học, nhà trẻ ở Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, gây bất bình đẳng trong khu vực.
GD&TĐ - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gần đây đã yêu cầu Bộ Giáo dục điều chỉnh chính sách nhằm tăng cường đào tạo kỹ sư bán dẫn trong các cơ sở giáo dục đại học.
GD&TĐ - Báo cáo mới đây của Cơ quan Giáo dục Đài Loan dự đoán số lượng học sinh phổ thông sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong 16 năm tới. Trong đó, số học sinh tiểu học Đài Loan giảm trung bình 20.000 em mỗi năm.
GD&TĐ - Trường học được coi là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thể chất của trẻ. Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên dành hầu hết thời gian trong ngày ở trường.
GD&TĐ - Nhật Bản, Singapore yêu cầu học sinh phổ thông trực nhật, dọn dẹp vệ sinh lớp học và khu vực chung của trường. Trong khi học sinh Mỹ đăng ký làm tình nguyện viên trong các viện dưỡng lão, câu lạc bộ địa phương.
GD&TĐ - Hỗ trợ sinh viên khi họ bước vào thị trường lao động đã trở thành mối lo lắng lớn của các bên liên quan ở Indonesia. Theo Cơ quan thống kê Badan Pusat Statistik (BPS), tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia tương đối cao,
GD&TĐ - Ở Hà Lan, định kiến giới đã dẫn đến số lượng phụ nữ theo học và làm việc trong ngành STEM (các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) còn thấp.
GD&TĐ - Từ năm 2021, Đài Loan đã xây dựng nhiều “trường chip” nhằm đào tạo thế hệ kỹ sư bán dẫn tương lai và củng cố vị thế trên thế giới ở lĩnh vực này.
GD&TĐ - Tại Việt Nam, hiện nay có hơn 10 phương thức xét tuyển vào đại học trong mùa tuyển sinh năm 2022. Còn các nước trên thế giới tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học như thế nào?
GD&TĐ - Khi Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyến khích tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp từ đầu năm 2022, nhiều trường đại học cũng chuyển sang giảng dạy kết hợp.
GD&TĐ - College Board, đơn vị tổ chức các kỳ thi chuẩn hoá SAT, TOEFL, mới đây thông báo kỳ thi SAT sẽ được tổ chức trực tuyến, giảm thời lượng làm bài.
GD&TĐ - Cảnh sát Đức cho biết ít nhất 3 người đã bị thương sau khi một tay súng tấn công vào Trường Đại học Heidelberg, thị trấn Heidelberg, ngày 24/1.