Trung Quốc thành lập thư viện ngôn ngữ lớn nhất thế giới

GD&TĐ - Trung Quốc đã thành lập thư viện tài nguyên ngôn ngữ lớn nhất thế giới, bao gồm 4 loại phương ngữ có nguy cơ biến mất - Bộ GD Trung Quốc cho biết hôm qua (11/10).

Biểu diễn opera Kunqu ở Trung Quốc.
Biểu diễn opera Kunqu ở Trung Quốc.

Theo trang web chính thức của Bộ GD Trung Quốc, Dự án Bảo vệ Tài nguyên Ngôn ngữ Trung Quốc đã thu thập hơn 10 triệu phần dữ liệu về 123 ngôn ngữ và phương ngữ địa phương trên khắp đất nước, trở thành thư viện lớn nhất cho các nguồn ngôn ngữ trên thế giới.

Trong quá trình thực hiện dự án, tổng số 103 cuộc điều tra khảo sát thực địa về các phương ngữ Trung Quốc có nguy cơ tuyệt chủng đã được hoàn thành, tạo nền tảng tốt cho việc bảo vệ và kế thừa văn hóa phương ngữ.

Các chuyên gia đề xuất 4 loại phương ngữ có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm phương ngữ được sử dụng trong một số nhóm dân cư đặc biệt như tiếng Quảng Đông bản địa ở đặc khu hành chính Macao và phương ngữ được sử dụng ở tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc, ngôn ngữ pha trộn “Phổ thông hoa” dựa trên phương ngữ Trung Quốc được người Hán sử dụng, một số phương ngữ hình thành do các yếu tố di cư chính trị, quân sự và kinh tế và một số phương ngữ hình thành ở biên giới các vùng khác nhau trên khắp Trung Quốc.

Theo Bộ GD, tỉnh Quảng Đông rất giàu tài nguyên ngôn ngữ và số lượng địa điểm khảo sát được thành lập tại tỉnh này đứng thứ 2 ở Trung Quốc. Tiếng Quảng Đông là một trong những phương ngữ chính được nói ở tỉnh Quảng Đông với 42 điểm khảo sát đã được thành lập. Ngoài ra, 2 điểm khảo sát bằng tiếng Quảng Đông đã được thành lập tại đặc khu hành chính Hong Kong và Macao.

Bên cạnh đó, dự án sẽ hỗ trợ một số chương trình như mở lớp học ngoại khóa phương ngữ tại các trường học, biểu diễn opera địa phương theo nhiều phương ngữ khác nhau...

Theo Global Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...