Hiện tượng trên kéo dài từ 6:30 đến 9:30 tại thị trấn Mohe của Tuqiang. Mohe là một phần của của vùng Đại Hưng An, thuộc tỉnh Hắc Long Giang.
Đây là một trong những lần hiện tượng “mặt trời giả” diễn ra lâu nhất trong những năm gần đây - Đội cứu hỏa ở đây cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội khi chia sẻ video về cảnh tượng này.
Hình ảnh và cảnh quay do cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc đăng tải cho thấy 2 điểm sáng, còn gọi là “mặt trời ma” xuất hiện ở 2 bên mặt trời thực đang mọc lên ở thị trấn 20.000 người này.
Hiện tượng “mặt trời giả” xảy ra khi ánh sáng mặt trời đi qua các tinh thể băng trên cao trong các đám mây li ti. Phát ngôn viên Grahame Madge của phòng khí tượng thủy văn cho biết “mặt trời giả” có thể xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và là hiện tượng hấp dẫn để chứng kiến.
“Đôi khi chúng có thể tạo thành các mảng nhiều màu, như các phần của cầu vồng, hoặc có thể xuất hiện như trong trường hợp này giống như nhiều mặt trời” – ông cho biết và nói rằng một mặt trăng có thể tạo ra hiệu ứng tương tự nhưng rất hiếm.