Hướng dẫn trên nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc đánh giá khoa học và loại bỏ các vấn đề lâu dài trong các tiêu chuẩn đánh giá GD. Đó là văn bản hướng dẫn đầu tiên của lãnh đạo trung ương về đánh giá GD.
Kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH quốc gia và kỳ thi tuyển sinh THPT không được dùng làm cơ sở để khen thưởng cho HS và GV, cũng không được công khai hay dùng để thăng chức.
Đạo đức nhà giáo phải là tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và giải thưởng, đồng thời cho biết thêm rằng những GV vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo có thể bị cấm làm việc trong ngành GD.
Các trường ĐH nên đặt ra một số lượng lớp học tối thiểu mà các giáo sư cần giảng bài cho SV, kinh nghiệm du học không nên được sử dụng như một điều kiện khi thuê GV ĐH – theo hướng dẫn trên.
Giảng viên ĐH nên được đánh giá dựa trên sự đóng góp của họ cho xã hội và sự ươm mầm tài năng, thay vì số lượng bài báo và dự án mà họ đã hoàn thành.
Đối với HS, hướng dẫn trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung nhiều hơn vào năng lực đạo đức và thể chất, đánh giá cao nghệ thuật và đạo đức làm việc, kỹ năng trong việc đánh giá, thay vì chỉ quan tâm tới kết quả học tập.
Hướng dẫn trên kêu gọi các kỳ thi tuyển sinh vào trường trung học và CĐ đưa ra nhiều câu hỏi mở hơn và ít câu hỏi yêu cầu học thuộc hơn.
Bên cạnh đó, hướng dẫn yêu cầu các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp đi đầu trong việc giảm bớt quan tâm tới nền tảng GD khi tuyển dụng và tăng cường chú trọng tài năng, sự phù hợp của họ với vị trí tuyển dụng.
Bộ GD coi việc cải cách về đánh giá GD là một “trận chiến khó khăn nhất” trong nỗ lực cải cách GD vì những đánh giá như vậy xác định hướng phát triển GD của đất nước - một quan chức của Bộ cho biết và nói thêm rằng “chúng ta phải thay đổi cách đánh giá HS, GV và nhà trường vốn chỉ dựa trên điểm thi của HS”.