Trung Quốc: Khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa các trường phổ thông

GD&TĐ - Tuần vừa qua, không ít người dân Trung Quốc lên tiếng chỉ trích khoảng cách giữa giàu - nghèo các trường phổ thông dành cho gia đình khá giả và thu nhập thấp.

Khoảng cách giàu nghèo trong tiếp cận giáo dục tại Trung Quốc là rất lớn.
Khoảng cách giàu nghèo trong tiếp cận giáo dục tại Trung Quốc là rất lớn.

Vấn đề này nổi lên sau khi xuất hiện những video phơi bày lối sống sang trọng của học sinh trên Internet.

Một người tự xưng là cựu học sinh Trường Trung học liên kết thuộc Trường ĐH Bắc Kinh chia sẻ: “Chúng tôi chỉ học ba tiết mỗi ngày và làm việc trong phòng thí nghiệm. Giờ trưa, chúng tôi ăn pizza, chơi bài cùng nhau. Sau giờ học, bạn bè thường đi uống nước, xem phim bởi không có bài tập về nhà”.

Một cựu học sinh tại Trường Trung học Thực nghiệm thuộc ĐH Sư phạm Bắc Kinh, cơ sở đào tạo hàng đầu dành cho các chính trị gia, doanh nhân ưu tú, bày tỏ không thể phủ nhận đặc quyền của con cái tầng lớp khá giả trong xã hội Trung Quốc. Người này cũng được trải nghiệm môi trường học khác xa so với bạn bè đồng trang lứa.

Ngoài ra, học sinh tại các trường dành cho tầng lớp khá giả có điều kiện học ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, tham gia các dự án khoa học, tổ chức hội chợ trong trường hoặc học trao đổi với các cơ sở giáo dục quốc tế. Một số trường CĐ, ĐH trong nước thậm chí không được đầu tư như vậy.

Cộng đồng nhanh chóng chỉ ra nhiều học sinh Trung Quốc, đặc biệt tại các vùng nông thôn, phải học tới 18 giờ mỗi ngày để giành suất vào đại học. Trong khi đó, không ít học sinh có lối sống nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ khả năng đỗ vào các trường ĐH hàng đầu.

GS Daching Ruan, làm việc tại Trường ĐH Baptist, cho biết, sự chỉ trích của công chúng bắt nguồn từ cảm giác bất công trong nhiều thập kỷ. Nhiều người Trung Quốc làm việc chăm chỉ, cố gắng không ngừng nhưng con cái họ vẫn không thể theo học tại các trường tốt nhất, trúng tuyển các trường ĐH danh giá nhất.

Nhiều phụ huynh Trung Quốc bắt ép con theo học các lớp ngoại khóa về tiếng Anh, cờ vua, khiêu vũ hay các hoạt động khác. Họ cũng yêu cầu con phải tự học nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa để tiến trước một bước. Điều này khiến xã hội sản sinh ra những áp lực không cần thiết, nâng cao kỳ vọng đối với trẻ em.

Dần dần, học sinh Trung Quốc chỉ chìm trong lo lắng, khổ sở vì bảng thành tích và mục tiêu phải đỗ trường chuyên lớp chọn. Các em coi học tập như một cuộc thi.

Các cá nhân có thể bị “hạ đo ván” nếu chậm một bước so với bạn bè đồng trang lứa. Chính vì vậy, khoảng cách giữa trường giàu và nghèo càng khoét sâu nỗi sợ bị bỏ lại phía sau.

Từ ngày 1/9, Chính phủ Trung Quốc sẽ yêu cầu dừng tổ chức giảng dạy chương trình nước ngoài trong trường học từ cấp mẫu giáo đến THCS. Các tổ chức nước ngoài bị cấm sở hữu và kiểm soát trường tư thục.

Đây là động thái mới nhất trong chuỗi biện pháp quản lý lĩnh vực giáo dục đang phát triển nhanh chóng và nới rộng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc.

Nhìn chung, từ đầu năm 2021, Trung Quốc đã tập trung và đẩy mạnh các kế hoạch giảm thiểu áp lực cho học sinh phổ thông. Các biện pháp được đánh giá là phù hợp, nhanh chóng, góp phần thay đổi nền giáo dục trọng thi cử tại quốc gia này.

Tuy nhiên, để có thể làm mới ngành giáo dục là rất khó bởi gaokao, kỳ thi tuyển sinh vào ĐH được đánh giá là khốc liệt nhất thế giới, vẫn giữ nguyên qua các năm. Chính áp lực từ việc phải thi đỗ vào trường ĐH hàng đầu đã kéo theo hệ lụy lên tinh thần trẻ em Trung Quốc từ bậc mầm non.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.