Giáo dục Trung Quốc loay hoay giảm tải

GD&TĐ - Học sinh Trung Quốc nổi tiếng vì có năng lực Toán hàng đầu thế giới và cũng cả với khối lượng bài tập về nhà khổng lồ. Giảm tải là vấn đề luôn được đặt ra nhưng chưa có giải pháp mang tính gốc rễ…

Giáo dục Trung Quốc loay hoay giảm tải

Thiếu ngủ triền miên

“Những người bắt xe buýt sớm nhất mỗi ngày không phải là nhân viên văn phòng mà là học sinh THCS. Chỉ là người ngoài nhưng tôi cảm thấy bọn trẻ chịu quá nhiều áp lực” – một lái xe buýt tại Lanzhou, thủ phủ tỉnh Cam Túc, bày tỏ.

Trong nhiều thập kỉ, cơ quan chức năng các cấp đã có nhiều nỗ lực giảm tải học hành cho thanh thiếu niên nhưng cặp sách của trẻ vẫn tiếp tục đầy lên và giấc ngủ ngày càng ngắn lại.

Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Trẻ Trung Quốc cho thấy, trong thập kỉ từ năm 2005 - 2015, 60% học sinh tiểu học và THCS ngủ dưới 9 giờ/ngày - thời lượng ngủ tối thiểu theo khuyến cáo của Bộ Giáo dục.

Một nghiên cứu khác được công bố bởi Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỉ 21 công bố đầu tháng này chỉ ra thời gian học sinh tiểu học và THCS Trung Quốc làm bài tập về nhà mỗi ngày cao gấp 3 lần thời gian trung bình thế giới trong 3 năm qua.

Một nguồn gây áp lực khác đến từ các lớp học thêm. Vào đầu năm 2012, Chương trình Khảo sát trình độ học sinh quốc tế (PISA), một nghiên cứu quốc tế uy tín nhằm đánh giá hệ thống giáo dục toàn cầu, đưa ra con số: Học sinh Trung Quốc dành trung bình 13,8 giờ cho học thêm ngoài giờ chính khoá mỗi tuần – mức cao nhất toàn cầu. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục dưới hệ thống giáo dục “lò áp suất” và áp lực từ phụ huynh.

Để giải phóng học sinh khỏi bài tập về nhà, nhiều chính sách mới giảm tải đã được thực hiện. Hồi tháng 2, Bộ Giáo dục phối hợp với 3 cơ quan liên quan ban hành thông báo chung quyết giảm tải sau giờ học.

Cơ quan quản lí tại nhiều khu vực đã thúc đẩy đề xuất này vào thực tế. Một hướng dẫn được ban hành bởi Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang yêu cầu trường học lùi giờ vào học muộn lại tuỳ theo khối lớp và theo mùa.

Cần thay đổi phương pháp sư phạm

Nhiều hiệu trưởng THCS tại Hàng Châu, thành phố thủ phủ tỉnh Chiết Giang, khuyến cáo học sinh không cần hoàn thành hết bài tập nếu không thể kết thúc vào lúc 10 giờ tối. “Chúng tôi khuyên học sinh không tiếp tục làm bài sau 10 giờ tối. Phụ huynh có thể kí vào bài để trẻ chuyển tới phụ huynh” – khuyến cáo ghi.

Tỉnh Giang Tô lân cận cũng phân thời gian cho học sinh theo khối lớp. Học sinh tiểu học không cần đến trường trước 8 giờ sáng, trong khi học sinh THCS và THPT đến trường lần lượt sau 7 giờ 40 và 7 giờ 20 sáng. Tại nhiều nơi, giờ học bắt đầu cho tiểu học trước đây từ 7 giờ 30 và thậm chí là 7 giờ sáng.

Tại Ordos, khu tự trị Nội Mông phía Bắc Trung Quốc, các lớp 1 và 2 trường tiểu học không được giao bài tập về nhà. Bài tập cho các khối lớp khác không được vượt quá 1 giờ để hoàn thành.

“Học sinh học kiến thức hàng ngày và không cần lặp lại thêm như bài tập về nhà” – theo Zhang Xiujin, hiệu trưởng nghỉ hưu tại Shenyang, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc.

Trường tiểu học của Zhang cấm bài tập về nhà từ năm 1984, tuy nhiên kết quả của học sinh và chất lượng giảng dạy thuộc loại tốt nhất khu vực trong 3 thập kỉ qua.

“Chúng tôi chỉ cần cải thiện sự hiệu quả trong lớp học và tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn” - Hiệu trưởng đương nhiệm tại trường này chia sẻ.

“Chúng ta nên dạy giáo sinh phương pháp sư phạm khoa học và loại bỏ phương pháp dạy học thiếu hiệu quả, đơn điệu. Đây là cách duy nhất giảm tải giáo dục” – Zhou Hongyo, giảng viên Đại học Nhân dân Trung ương Trung Quốc, nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.