Sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng ẩn sâu dưới những ngọn núi trập trùng của tỉnh Quý Châu - nơi tài chính trong gia đình thường dành cho con trai, Wang Yongyan là người “tiên phong” thay đổi cách người dân địa phương giáo dục trẻ em gái.
Vào tháng 9, cô gái 20 tuổi này trở thành người phụ nữ đầu tiên trong cộng đồng dân tộc Miao và Dong học đại học. Wang cũng là một trong số rất ít sinh viên nông thôn theo học thanh nhạc - chuyên ngành mơ ước của cô.
Việc theo học chuyên ngành nghệ thuật thường tốn kém, trong khi triển vọng việc làm ít. Vì vậy, những ngành học này thường không được các gia đình khó khăn chú ý.
Tuy nhiên, mọi ước mơ đều có thể thành hiện thực, nhờ chương trình cung cấp học bổng và trợ cấp cho các gia đình nông thôn Mountain Phoenix. Chương trình nhằm giúp đỡ các gia đình khó khăn ở huyện Lê Bình, hoặc đang miễn cưỡng để con gái học chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm của Trung Quốc.
Vấn đề này phổ biến ở các vùng nông thôn và cộng đồng dân tộc xa xôi. Nông dân nghèo, bảo thủ ở những khu vực này không sẵn sàng đầu tư vào con gái. Bởi, phụ nữ sẽ không thể để con theo họ mình. Vì vậy, nhiều gia đình quan niệm, con gái không thể mở rộng dòng họ.
Hiện theo học chương trình đại học 4 năm tại Đại học Minzu ở Bắc Kinh, Wang cho biết, Mountain Phoenix đã trao cho cô học bổng 8.000 nhân dân tệ (1.210 USD). Khoản tiền này giúp Wang trang trải phần lớn học phí lên tới 12.000 nhân dân tệ hàng năm, cũng như chi phí ăn ở. Được nhận thêm các khoản vay được chính phủ trợ cấp dành cho sinh viên nghèo, Wang chia sẻ, chương trình này đã giúp cô lựa chọn chuyên ngành mình thực sự yêu thích.
“Chuyên ngành nghệ thuật rất tốn kém, và tôi đã do dự về sự lựa chọn vì tôi còn có hai em trai”, Wang nói thêm.
Chương trình được phát động vào đầu năm ngoái bởi Tổ chức Phụ nữ và Trẻ em Chiết Giang. Đây là một tổ chức từ thiện được chính phủ xác nhận có trụ sở tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.
Ma Lin - Phó Trưởng phòng giáo dục của quận cho biết, 29 cô gái từ 10 ngôi làng đã được nhận các ưu đãi tương tự vào năm 2019. Và, con số này đã tăng lên 150 người trong năm nay. Ngoài học bổng, chương trình cũng trao các khoản trợ cấp từ 2.800 - 5.400 nhân dân tệ cho những nữ sinh không có thành tích về học tập.
Tiến bộ ở ngôi làng phía Tây Nam này là một ví dụ về sự thay đổi lớn hơn trong thái độ của người Trung Quốc đối với việc trao quyền cho phụ nữ. Chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ, cấm các gia đình có con gái sinh con trai. Do đó, nhiều phụ huynh chấp nhận con gái là người thừa kế và đầu tư nhiều hơn vào tương lai của trẻ. Xu hướng đó đã thể hiện trong các số liệu giáo dục.
Theo thống kê trong năm 2019 do Hội đồng Nhà nước, Nội các Trung Quốc công bố, phụ nữ chiếm hơn 52% tổng số sinh viên đại học và cao đẳng nghề. Trong khi đó, Trung Quốc cũng ghi nhận thêm khoảng 30 triệu công dân nam.
Con số này cao hơn 28,4 điểm phần trăm so với năm 1978, khi Trung Quốc áp dụng nền kinh tế thị trường. Và, cao hơn 32,7 điểm phần trăm so với năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Phụ nữ cũng chiếm 48,4% sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc.
Thái độ của công chúng đối với định kiến trên cơ sở giới cũng ngày càng giảm, khiến các phụ huynh chấm dứt quan niệm rằng, việc giáo dục con gái là không cần thiết.
Năm ngoái, 47 nam sinh trong tổng số 100 trẻ em được tài trợ bởi Dự án Spring Bud. Đây là một chương trình từ thiện được chính phủ thiết lập, nhằm giúp giảm tỷ lệ bỏ học ở trẻ em gái nông thôn. Tuy nhiên, động thái này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, bởi đây là gói hỗ trợ dành cho nữ sinh.
Quỹ Trẻ em và Thanh thiếu niên Trung Quốc - tổ chức khởi động dự án vào năm 1989, sau đó giải thích rằng, các học sinh nam được đưa vào danh sách hỗ trợ vì giáo viên không muốn họ phải bỏ học vì khó khăn. Tuy nhiên, lý do này được cho là chưa thuyết phục.