Phân tích tương ứng được thực hiện trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp và vị trí của họ trong bảng xếp hạng toàn cầu đối với 100 công ty quốc phòng hàng đầu theo thu nhập của họ.
Cụ thể, trong số các công ty Trung Quốc nằm trong số 10 doanh nghiệp quốc phòng sinh lời nhiều nhất thế giới có Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) thuộc sở hữu nhà nước, so với năm 2022, họ đã từ vị trí thứ 4 lên thứ hai với doanh thu 15 tỷ đô la Mỹ.
Tập đoàn đóng tàu khổng lồ của Trung Quốc China State Shipbuilding Corporation Limited cũng nắm giữ một vị thế vững chắc, khi thực hiện sản xuất hàng loạt tàu mặt nước và tàu ngầm cho cả Hải quân Trung Quốc và xuất khẩu.
Vào năm 2023, công ty đã tăng doanh thu thêm 3 tỷ đô la và đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Công ty Trung Quốc thứ ba trong top 10 là NORINCO thuộc sở hữu nhà nước, tuy nhiên gần đây họ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu vũ khí, cụ thể là xe bọc thép, hệ thống pháo binh, súng cá nhân...
Do doanh số bán hàng kém, giảm 8% - tương đương 1,2 tỷ USD, công ty đã tụt từ vị trí thứ 8 mà họ chiếm giữ vào năm 2022 xuống thứ 9.
Ngoài ra Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) cũng bị thất bại về doanh thu.
Sụt giảm trong xuất khẩu của CASC đã khiến họ tụt từ vị trí thứ 15 vào năm 2022, khi báo cáo doanh thu 9,6 tỷ USD, xuống thứ 52 vào năm 2023, chỉ thu về 2 tỷ USD trong năm, giảm 78%.
Tình hình xuất khẩu vũ khí chậm chạp của Trung Quốc chủ yếu liên quan đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
Ngày nay có hơn 30 quốc gia sản xuất thiết giáp, bao gồm xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện quân sự khác, và hầu hết trong số họ đang cố gắng bán sản phẩm của mình cho các quốc gia quan tâm.
Chính vì điều này mà công ty NORINCO mất hết vị thế, năng lực của họ không phải lúc nào cũng đủ để phát triển kịp thời các loại vũ khí mới và tạo điều kiện hấp dẫn hơn so với đối thủ.