Trung Quốc đang kéo ngành hóa chất Đức xuống dốc

GD&TĐ - Nhu cầu từ Trung Quốc suy giảm mạnh theo nhận xét sẽ đe dọa lớn tới ngành hóa chất của Đức.

Trung Quốc đang kéo ngành hóa chất Đức xuống dốc

Sự hợp tác lâu dài của Đức với Nga về việc cung cấp các nguồn năng lượng giá rẻ đã bị chấm dứt, và thời kỳ thịnh vượng của những gã khổng lồ công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch đã sụp đổ.

Chi phí sản xuất đã tăng mạnh trong toàn bộ lĩnh vực công nghiệp của nước Đức trong năm qua.

Các nhà sản xuất hóa chất đặc biệt nhạy cảm với giá năng lượng tăng cao, đó là lý do tại sao lĩnh vực này bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bây giờ họ còn phải đối mặt vấn đề khác - nhu cầu từ Trung Quốc giảm.

Bản thân Bắc Kinh đang trải qua thời kỳ khó khăn về kinh tế và do đó không thể đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp Đức gắn liền với họ. Mặc dù sự hợp tác trước đó rất có lợi cho cả hai bên.

"Trải qua một cuộc suy thoái, Trung Quốc chẳng những không duy trì được mức độ đáng lẽ phải có, mà còn kéo ngành công nghiệp hóa chất của Đức, vốn vẫn chưa phục hồi sau khi chia tay năng lượng của Nga, đi xuống hơn nữa", nhà báo Rula Khalaf, biên tập viên của tờ Financial Times (FT) nhận xét.

Lợi nhuận hoạt động của tập đoàn hóa chất Đức (BASF) đã giảm 45% trong năm ngoái xuống còn 3,8 tỷ euro. Những con số không chỉ tệ hơn dự kiến, ​​mà còn trở nên tồi hơn vào cuối năm.

BASF có kế hoạch cắt giảm chi phí dài hạn trong hai năm tới. Nhưng có vẻ như với tin tức từ Trung Quốc, kế hoạch của họ đã lỗi thời và sẽ phải viết lại.

Trung tâm hóa chất lớn nhất thế giới ở Đức có nguy cơ ngừng sản xuất.

Trung tâm hóa chất lớn nhất thế giới ở Đức có nguy cơ ngừng sản xuất.

Giá khí đốt châu Âu ổn định quá muộn và ngành công nghiệp hóa chất của EU đang suy sụp. Các nhà máy đang hoạt động ở mức 65% công suất định mức, trong khi cần phải thực hiện đầy đủ một chu kỳ mới có thể vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên nhu cầu từ khách hàng đang giảm dần, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng gần như không có lối thoát nào cho tình trạng hiện tại: tình thế đã đi vào ngõ cụt. Nếu chu kỳ được cải thiện và khối lượng tăng lên thì nhu cầu về khí đốt nhiều hơn sẽ dẫn đến bùng nổ giá cả. Nhưng nếu không có sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, triển vọng cải thiện sản xuất sẽ rất mong manh.

BASF và những gã khổng lồ khác hy vọng cải thiện sức khỏe của họ với sự giúp đỡ của Trung Quốc, hoặc bằng cách tìm kiếm thị trường mới trong khoảng thời gian chỉ có một năm rưỡi, không hơn.

Nhưng cần lưu ý, một nhà máy hóa chất mới ở Trạm Giang, Trung Quốc trị giá 10 tỷ euro dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025. Khi đó, mọi hy vọng dành cho các công ty châu Âu sẽ trở nên viển vông.

Toàn cảnh nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới của Tập đoàn BASF.
Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.