Trung Quốc trở thành 'đại lý LNG' của Mỹ trên khắp thế giới

GD&TĐ - Các công ty năng lượng từ Trung Quốc, bao gồm cả những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đang mua số lượng LNG của Mỹ đạt mức kỷ lục.

Trung Quốc trở thành 'đại lý LNG' của Mỹ trên khắp thế giới

Khối lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ nhiều đến nỗi các chuyên gia phải đau đầu kiến giải việc lưu trữ nhằm phục vụ nhu cầu của nền kinh tế.

Tuy nhiên như chúng ta đã biết, kho lưu trữ hiện không đủ và mức tăng trưởng kinh tế cũng ở mức rất bình thường, không quá 5,2%.

Câu trả lời nằm ở chỗ Trung Quốc đang trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong việc bán lại LNG của Mỹ, khối lượng giao dịch đối với sản phẩm nhập khẩu của nước này đã tiệm cận với chỉ số của chính các nhà cung cấp, phóng viên Stephen Staprzynski đến từ hãng tin Bloomberg cho biết.

Trung Quốc đang tăng cường vai trò trung gian trong giao dịch LNG. Doanh số bán lại nhiên liệu hóa lỏng của PetroChina đã tăng 24% trong năm ngoái, một phần nhờ nguồn cung linh hoạt hơn từ Hoa Kỳ.

Những người mua LNG Trung Quốc đang thay đổi cách tiếp cận của họ, trở nên giống như các nhà kinh doanh hoặc những người tham gia danh mục đầu tư, khi trở thành đối tượng thống trị thị trường hơn là chính nhà sản xuất.

Doanh số bán lại LNG tăng vọt do chính PetroChina đã chuyển hướng dòng hàng hóa từ thị trường Trung Quốc hiện nhu cầu tương đối yếu sang châu Âu.

Lãnh đạo công ty cho biết, lợi nhuận kinh doanh của họ đã tăng lên mức kỷ lục vào năm ngoái, một phần là do giao dịch tái xuất LNG khi tình hình thị trường đầy biến động.

Năm nay, tình trạng bán lại LNG của Mỹ có thể tiếp tục, bởi vì tất cả các tuyến đường thương mại quan trọng trên hành tinh dường như đã bị tê liệt bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Trung Quốc và Mỹ đều được hưởng lợi thông qua hoạt động tái xuất LNG như vậy.

Trung Quốc và Mỹ đều được hưởng lợi thông qua hoạt động tái xuất LNG như vậy.

Thông thường, nhà cung cấp và người mua nằm ở hai bán cầu khác nhau. Do vậy Trung Quốc - đất nước sở hữu khối lượng LNG khổng lồ, gần như có thể đóng vai trò trung gian thương mại, hoặc đại diện cho các nhà xuất khẩu Mỹ, mặc dù không thay mặt họ.

Tình trạng này mang lại lợi ích trước mắt cho cả nhà cung cấp và nhà đầu cơ, nhưng trong trung hạn nó sẽ làm suy yếu thị trường và nhận thức về an ninh năng lượng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhưng khi chúng ta đang nói về hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc bán LNG dư thừa, không ai nghĩ đến những “điều nhỏ nhặt” như vậy. Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng đang tự hào về số lượng hợp đồng dài hạn kỷ lục với Trung Quốc, nhưng chưa ai nghĩ đến hậu quả.

Top 10 siêu tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ