Trung Quốc công bố tổ hợp vũ khí vi sóng đột phá tiêu diệt cả UAV và vệ tinh

GD&TĐ - Trung Quốc ngày càng cho thấy sức mạnh đáng nể của mình trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Trung Quốc công bố tổ hợp vũ khí vi sóng đột phá tiêu diệt cả UAV và vệ tinh

Các kỹ sư Trung Quốc vừa công bố việc tạo ra hệ thống vũ khí năng lượng vi sóng tiên tiến (DEE) có thể thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận chiến tranh hiện đại.

Tổ hợp vi sóng này được phát triển bởi các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Hạt nhân Tây Bắc chế tạo, có độ tin cậy cao và nhỏ gọn, kích thước chỉ tương đương với súng máy nòng xoay loại Gatling.

Theo nguồn tin từ Trung Quốc, vũ khí này có khả năng bắn hơn 10.000 phát mà không trượt, phá hủy nhiều mục tiêu khác nhau, từ máy bay không người lái và tên lửa đến tiêm kích và thậm chí cả vệ tinh quỹ đạo thấp. Các xung điện từ mạnh do tổ hợp này tạo ra đủ sức “đốt cháy” thiết bị điện tử của mục tiêu, vô hiệu hóa chúng.

Đột phá công nghệ chính là việc tạo ra hệ thống chân không khép kín giúp loại bỏ những hạn chế chủ đạo của hệ thống vi sóng truyền thống.

Vũ khí vi sóng thường cần độ chân không hoàn hảo để tránh mất năng lượng và hiện tượng đoản mạch, điều này đạt được bằng cách sử dụng các thiết bị bên ngoài cồng kềnh và rất nặng, không phù hợp để sử dụng ngoài chiến trường.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã giải quyết vấn đề này bằng cách cải tiến công nghệ hàn gốm và kim loại, giúp loại bỏ được các gioăng cao su dễ bị mòn và rò rỉ.

Ngoài ra một thiết bị thu hồi cải tiến dựa trên hợp kim zirconium - vanadium - sắt đã được phát triển, có hiệu quả thu hồi khí thải ra trong quá trình vận hành, duy trì độ chân không ổn định ngay cả khi sử dụng nhiều.

Theo tờ South China Morning Post, sự phát triển này củng cố vị thế của Trung Quốc trong cuộc chạy đua chế tạo vũ khí thế hệ tiếp theo.

Các chuyên gia lưu ý rằng tổ hợp vi sóng sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong phòng thủ tên lửa và phòng không, cũng như là phương tiện chống lại bầy đàn máy bay không người lái, vốn đang trở thành công cụ ngày càng phổ biến trong các cuộc xung đột hiện đại.

Tờ Hoàn cầu Thời báo đưa tin, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào công nghệ năng lượng định hướng, coi đây là chìa khóa để thống trị các cuộc chiến tranh trong tương lai, nơi điện tử đóng vai trò quan trọng.

1746467087695.jpg
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua chế tạo vũ khí năng lượng cao.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất nỗ lực làm chủ công nghệ vi sóng. Hoa Kỳ cũng đang phát triển lĩnh vực này, dựa vào chất bán dẫn gali nitride, không cần môi trường chân không.

Tuy nhiên như Interesting Engineering lưu ý, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu gali, gây khó khăn cho các nhà sản xuất Mỹ. Điều này mang lại cho Trung Quốc lợi thế chiến lược, đặc biệt là khi cả hệ thống chân không và hệ thống trạng thái rắn đều được phát triển song song.

Theo Reuters, vào năm 2024, Lầu Năm Góc đã phân bổ một khoản tiền đáng kể cho một số dự án vũ khí vi sóng nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, nhưng các hệ thống của Mỹ vẫn kém hơn về tính nhỏ gọn và khả năng tự chủ.

Việc phát triển tổ hợp vũ khí mới diễn ra trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng và công nghệ quân sự hóa phát triển. Theo báo cáo của Bloomberg, các nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, đang tích cực tăng ngân sách quân sự, đặc biệt chú ý đến những loại vũ khí tiên tiến.

Vũ khí vi sóng có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống công nghệ cao của đối phương mà không gây ra thiệt hại vật lý, được coi là công cụ lý tưởng cho những cuộc xung đột phi đối xứng.

Hệ thống vũ khí laser Iron Beam độc đáo của Israel.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Doãn Ngọc Tân lỡ hẹn trận gặp Malaysia vì chấn thương.

Doãn Ngọc Tân lỡ hẹn trận gặp Malaysia

GD&TĐ - Khó trở lại thi đấu do chấn thương, tiền vệ Doãn Ngọc Tân có thể vắng mặt ở đợt hội quân tháng 6/2025 chuẩn bị cho trận tuyển Việt Nam làm khách Malaysia.