'Ích kỷ về mặt công nghệ' trong Chương trình máy bay chiến đấu GCAP

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto cho biết Anh không chia sẻ đầy đủ công nghệ với nước này và Nhật Bản trong dự án tiêm kích thế hệ thứ 6 GCAP.

'Ích kỷ về mặt công nghệ' trong Chương trình máy bay chiến đấu GCAP

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Anh Reuter, ông Crosetto cũng kêu gọi London xóa bỏ "rào cản ích kỷ", bởi trao đổi công nghệ theo điều kiện đầu tư chung là chìa khóa để xây dựng quan hệ đối tác nghiêm túc.

Bạn phải phá vỡ một số rào cản của sự ích kỷ Ý và Nhật Bản đã thực hiện gần như hoàn toàn, nhưng với tôi, có vẻ Vương quốc Anh đang làm điều này một cách miễn cưỡng và đó là một sai lầm, bởi vì sự ích kỷ là kẻ thù tồi tệ nhất giữa các quốc gia ", Bộ trưởng Crosetto nói rõ.

Tuy vậy chính trị gia nói trên không nêu rõ hiện phía Anh đang giữ lại cho riêng mình những công nghệ quân sự mang tính bí mật nào.

gcap-sos-italy-tempest-image-1536x1012.jpg
Bản vẽ mô phỏng một loại máy bay triển vọng được sử dụng chương trình GCAP.

GCAP (Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu) là dự án chung của Anh, Ý và Nhật Bản, với mục tiêu là tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, dự kiến ​​sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2035.

Chương trình này kết hợp những tinh hoa công nghệ đến từ 3 quốc gia bao gồm: Tempest của Anh, chiến đấu cơ của Ý do Tập đoàn Leonardo đề xuất và chương trình FX của Nhật Bản.

Những bên tham gia chính vào dự án này là BAE Systems của Anh, Leonardo của Ý và Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản. Rolls-Royce, IHI Corporation và các nhà sản xuất hàng đầu khác góp mặt vào quá trình phát triển động cơ.

Cả 3 nước đều muốn không chỉ chế tạo máy bay tiên tiến về mặt công nghệ mà còn duy trì quyền tự chủ chiến lược bằng cách giảm phụ thuộc vào Mỹ hoặc các nhà cung cấp vũ khí bên ngoài.

Vào tháng 7 năm 2024, báo chí biết rằng BAE Systems đã bắt đầu lắp ráp nguyên mẫu đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ mới - chiếc Tempest.

Theo kế hoạch, quá trình này dự kiến ​​sẽ hoàn tất vào năm 2026. Thiết kế máy bay hiện đã được các chuyên gia của công ty và Không quân Hoàng gia Anh chấp thuận và dự kiến ​​sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2027.

GCAP cũng cạnh tranh với một số sáng kiến ​​tương tự khác, bao gồm chương trình FCAS châu Âu đang được Pháp, Đức và Tây Ban Nha phát triển hay mới nhất là chiếc F-47 của Mỹ.

Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua tiêm kích thế hệ thứ 6 với chiếc J-36.
Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...

Tác phẩm 'Bác Hồ tìm đường cứu nước'.

Kể chuyện non sông bằng sơn mài

GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.