Vinh danh sáng kiến tiêu biểu góp phần đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Tối 9/11, tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Ban tổ chức Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019 đã tổ chức lễ trao giải thưởng và tuyên dương 13 công trình, sản phẩm tiêu biểu đoạt giải.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bí thư Trung ương Đoàn - Bùi Quang Huy trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bí thư Trung ương Đoàn - Bùi Quang Huy trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Phước Lộc - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; Hoàng Thị Hoa- Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Bùi Quang Huy- Bí thư Trung ương Đoàn; các đại biểu đến từ Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn cùng đông đảo thầy cô giáo, HSSV.

Phát biểu tổng kết chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019, Bí thư Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết: Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục do Trung ương Đoàn, Bộ GD&ĐT tổ chức trong giai đoạn 2016-2020.

Chương trình nhằm cổ vũ khuyến khích thanh niên, đặc biệt là trí thứ trẻ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới GD-ĐT thông qua các công trình sáng kiến đổi mới phương pháp giáo dục sáng tạo chế tạo các công cụ phục vụ giảng dạy học tập, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

Chương trình thực sự là một sân chơi có ý nghĩa, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp trồng người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019 đã thu được nhiều kết quả tích cực, đã tiếp nhận 539 hồ sơ công trình, sáng kiến của trí thức trẻ (2016 là 267 hồ sơ, 2017 là 329 hồ sơ, 2018 la 401 hồ sơ). Điều này chứng tỏ sức lan tỏa lớn của cuộc thi.

Các đề tài nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp hữu ích; nhiều sản phẩm là công cụ hỗ trợ học tập, giảng dạy được đầu tư nghiên cứu bài bản, có sản xuất vật mẫu, có đăng ký bảo hộ quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp; nhiều sản phẩm dành cho giáo dục đã ứng dụng những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo tăng cường, in 3D, block chain, big data…

Nguyễn Đăng An và nhóm tác giả của công trình ShubClassroom
Nguyễn Đăng An và nhóm tác giả của công trình ShubClassroom 

Chương trình năm nay nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo giáo viên, giảng viên trẻ, những người đang công tác trong lĩnh vực giáo dục, hơn 80% số lượng tác phẩm đến từ đối tượng thuộc khu vực này. Bên cạnh đó, chương trình ghi nhận sự tham gia của nhiều học sinh với những ý tưởng, sản phẩm mới, táo bạo, hữu ích.

Kết quả đạt được của chương trình năm nay cho thấy sự quan tâm, đồng lòng, chung sức của thế hệ trẻ hiện nay đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo. Khẳng định vai trò hết sức quan trọng của thế hệ trẻ trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của chính họ và các vấn đề chung của đất nước, xã hội hiện nay.

Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019 đã tìm ra 13 công trình, sáng kiến tiêu biểu nhất. Đó là những dấu ấn quan trọng trong phong trào Tuổi trẻ sáng tạo của tổ chức Đoàn, là những tiềm năng đóng góp cho sự phát triển, đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

5 công trình được nhận giải thưởng 100 triệu đồng, Kỷ niệm chương Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn, bằng khen của Bộ GD&ĐT gồm:

1. Sách Sinh học lớp 10 ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường của các tác giả Võ Nguyễn Đình Trí, Nguyễn Quang Đức (Đà Nẵng);

2. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Mô đun đánh lỗi thiết bị đào tạo điều khiển từ xa của các tác giả Trần Hoài Nam, Nguyễn Trung Kiên (Vĩnh Phúc).

3. Nghiên cứu, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thiết bị dạy học môn toán dành cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập, tác giả Nguyễn Sỹ Nam (Đoàn Khối Cơ quan T.Ư).

4. ShubClassroom, tác giả Nguyễn Đăng An, Huỳnh Quốc Tuấn, Lê Văn Tư, Nguyễn Hoàng Kha (TP.HCM);

5. Từ điển Việt - M"Nông, M"Nông - Việt trên điện thoại Android, tác giả Văn Thành Đạt (Đắk Nông)

8 công trình còn lại được nhận giải thưởng 10 triệu đồng; bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ GD&ĐT gồm:

1. Phần mềm học tiếng Anh Typing Race - nhóm tác giả Nguyễn Nhật Minh Đăng, Nguyễn Thị Diệu Lê, Nguyễn Dương Nhật Linh (Lâm Đồng);

2 Phương pháp ứng phó với các tình huống nguy hiểm - nhóm tác giả Phạm Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Thị Thanh Hằng Nguyễn Tuấn Dũng (Quảng Ninh);

3. Nghiên cứu, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thiết bị dạy học môn Toán dành cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập - tác giả Nguyễn Sỹ Nam (Đoàn KCCQTW).
4. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo module đánh lỗi thiết bị đào tạo điều khiển từ xa của nhóm tác giả Nguyễn Trung Kiên, Trần Hoài Nam (Vĩnh Phúc).

5. Hệ thống đào tạo và hỗ trợ giáo viên phục vụ đổi mới giáo dục - nhóm tác giả Nguyễn Hữu Long, Nguyễn Thành Luân, Lê Hải Thanh, Tào Thị Nhung (Hà Nội);

6. Thiết kế và xây dựng website tìm hiểu các vấn đề về cảm xúc và nhu cầu trợ giúp tâm lý cho học sinh THPT - nhóm tác giả Nguyễn Cẩm Tú, Nguyễn Minh Tú (Hà Nội).

7. Moove - trò chơi kích thích vận động, phát triển tư duy ở trẻ khuyết tật do nhóm tác giả Nguyễn Duy Phước Hải, Thân Đoàn Thuận (Quảng Trị).

8. Bộ ấn phẩm góp phần xoá bỏ định kiến giới của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - nhóm tác giả Nguyễn Hải Chi, Nguyễn Thùy Linh (Lạng Sơn) nhận được phản hồi tốt từ ban tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.