Học sinh hứng thú học nghề sớm với mô hình 9+

GD&TĐ - Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị (Hà Nội) vừa nhập học cho trên 500 học sinh trúng tuyển chương trình 9+. Đây được xem là minh chứng rõ rệt về chuyển biến nhận thức của xã hội đối với đào tạo nghề.

Các học sinh làm thủ tục nhập học chương trình đào tạo 9+
Các học sinh làm thủ tục nhập học chương trình đào tạo 9+

Nhà trường đã lựa chọn từ trên 600 hồ sơ đăng ký xét tuyển chương trình 9+, trong đó có hơn 500 học sinh đủ điều kiện trúng tuyển với chất lượng đầu vào khá cao.

Để có được kết quả này, nhà trường đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh đến từng cơ sở. Tư vấn đến từng phụ huynh, học sinh về năng lực bản thân và định hướng về nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Đặc biệt truyền thông và tư vấn về ưu thế của mô hình đào 9+, trong đó học sinh vừa được đào tạo văn hóa và đào tạo nghề. Mô hình đào tạo này mang đến lợi ích cho nhiều gia đình và các em học sinh vừa tốt nghiệp THCS, khi tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc vào quá trình đào tạo nghề. Có bằng trung cấp nghề ngay từ lúc 18 là một lợi thế không nhỏ khi các em bắt đầu tham gia vào thị trường lao động.

Theo ban tổ chức tuyển sinh của nhà trường, các nghề nghiệp được học sinh lựa chọn nhiều nhất trong chương trình song bằng bao gồm: Dịch vụ nhà hàng – khách sạn, Điện – Điện tử, Tin học ứng dụng, Kế toán doanh nghiệp, Thiết kế nội thất, Công nghệ Ô tô,…

Ông Bùi Hồng Huế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các em học sinh và phụ huynh đã có thay đổi nhận thức về chương trình đào tạo nghề song bằng. Số lượng học sinh học theo mô hình này đã không ngừng tăng lên theo từng năm. Từ năm 2017, mới có 20 học sinh, 2018 là 85 em, năm 2019 là gần 500 học sinh và năm nay là hơn 500 học sinh.

Hệ 9+ năm học 2020-2021 nhà trường tiếp nhận 600 hồ sơ đăng ký xét tuyển qua kiểm tra, phỏng vấn tuyển chọn chất lượng đầu vào bằng hình thức khảo sát môn Toán với các em học sinh đạt điểm thi vào THPT dưới 25 điểm, các em trên 25 điểm được tuyển thẳng vào trường.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trong những năm trở lại đây, số lượng học sinh tham gia chương trình đào tạo 9+ tăng nhanh bởi các chính sách về học nghề đã từng bước đi vào cuộc sống, gắn đào tạo với việc làm bền vững.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã và đang tích cực đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng thực hành nghề, tiếp cận với hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,... để hình thành và phát triển những kỹ năng lao động mới cho người lao động. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về con đường học nghề, thu hút học sinh sớm tham gia giáo dục nghề nghiệp.

Theo quy định của nhà nước, các em tốt nghiệp THCS theo học hệ song bằng được miễn học phí học nghề và chỉ nộp học phí phần học văn hóa. Bên cạnh đó, học sinh có cơ hội được đào tạo theo các chương trình đào tạo liên kết và đi học tập, làm việc tại nước ngoài.

Hoàn thành chương trình THPT, học sinh được tham dự kì thi THPT quốc gia để lấy bằng tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học, đồng thời được cấp bằng Trung cấp chính quy.

Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhân lực có kỹ năng nghề nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương, có chính sách hỗ trợ học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, bao gồm hỗ trợ kinh phí, học phí học văn hóa trung học phổ thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...