Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người

GD&TĐ - Từng bị từ chối nhận vào học, không cam tâm, du học sinh Lưu Minh Hiển (Đà Nẵng) đã quyết tâm để được là sinh viên chính thức tại Đại học Kinh tế và Khoa học chính trị London theo chương trình đào tạo thạc sĩ.

Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người
Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người ảnh 1Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người ảnh 2Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người ảnh 3Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người ảnh 4Chàng trai miền biển vượt "chướng ngại vật" khi học tập xứ người ảnh 5

“Tự ái nhẹ” khi bị “từ chối”

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp chàng trai trẻ miền biển là nụ cười tươi, phong thái, vóc dáng rất phù hợp với một MC. Nhưng khi trò chuyện, lại thấy rõ sự chín chắn, đĩnh đạc của một.. thủ lĩnh. 

Kể về đường học “gian truân” nhưng không kém phần vinh quang của mình, Hiển nhớ lại:

Hiển học tại THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), ban đầu chưa có nhiều nổi bật, cho đến năm lớp 12, chàng trai trẻ “bật lên” hẳn với phương pháp học tập khoa học và nghiêm túc. Đáp lại cố gắng đó, Hiển đã nhận học bổng của thành phố đi du học tại Vương quốc Anh.

Ban đầu, học dự bị tại INTO Manchester (Anh), Hiển muốn được học đại học tại Đại học kinh tế và Khoa học Chính trị London, nhưng trường “kiêu”, không chấp nhận chương trình dự bị Hiển đang theo học, vậy là chàng trai trẻ bị “từ chối”.

Có chút tự ái nhẹ, Hiển theo học tại Đại học Manchester (Vương quốc Anh) và nung nấu quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn, sau 3 năm đại học.

Theo học ngành Kinh doanh quốc tế, Tài chính và Kinh tế, Hiển đã đạt thủ khoa của ngành và là một trong 0,5% sinh viên xuất sắc nhất trường (trường ĐH Manchester có hơn 40.000 sinh viên).

Cùng đó, Hiển cũng tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá (khoá lãnh đạo Manchester Leadership, các hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Manchester và tại Anh…), hoạt động từ thiện, và đồng thời cũng là “thầy giáo” đầy uy tín cho một số bạn sinh viên người Anh môn Toán, Kinh tế, Tài chính, Kế toán,…

Hiển còn dạy thêm tiếng Việt cho một số doanh nhân Anh muốn đến Việt Nam đầu tư. Chàng trai trẻ từng nhận được vị trí thực tập ở nhiều tập đoàn, công ty kế toán kiểm toán và tài chính lớn của vương quốc Anh.

Với những thành tích đáng nể đó, sau 3 năm, cuối cùng Hiển đã được nhận vào học chương trình thạc sĩ tại Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London như ước muốn năm nào.

Kỷ niệm đáng nhớ và bài học kinh nghiệm "đầu đời"

Thời gian đầu vào học tại ĐH Manchester, chàng trai trẻ gặp “sự cố” vì môi trường và cách đào tạo của trường đại học Anh rất khác so với giáo dục tại Việt Nam.

Hiển có một bài luận, sau khi xem xét rất kỹ, đồng thời nhờ bạn bè, cả người bạn Anh tư vấn và sửa bài, Hiển rất tự tin vào bài làm của mình.

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi trả bài kết quả chỉ đạt 45/100. “Sốc” nhưng không nản, Hiển đã không ngại hỏi các thầy cô để tìm ra lời giải cho mình.

Lý do là Hiển không biết ở bậc đại học rất khắt khe, chỉ được trích dẫn từ các bài báo, tạp chí khoa học, và sách. Những nguồn này đã được ‘peer-reviewed’ tức đã qua khâu phê bình và kiểm tra kỹ lưỡng.

Từ đó, Hiển đã thay đổi dần phương pháp học, thích nghi với nền giáo dục đào tạo của Anh, thành công tốt nghiệp thạc sĩ.

Hiện, chàng trai 9X đang làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

Ước mơ sau khi về nước

Cũng từ những “thất bại” nhỏ đó, Hiển đã có thêm nhiều kinh nghiệm hơn và nuôi dưỡng ước mơ khi trở về nước sẽ truyền đạt đến các bạn trẻ muốn du học. Hiển đã cũng nhóm bạn du học thực hiện chương trình “Truyền lửa đam mê cho giới trẻ”, chia sẻ kinh nghiệm học tập tại môi trường tiên tiến, những phương pháp học hiệu quả cậu đã áp dụng để đi tới thành công cũng như cung cấp thông tin về học bổng du học và tư vấn về du học,..

Với mong muốn được truyền ngọn lửa đam mê thắp sáng tương lai, nhóm đã mở rộng chương trình không chỉ ở Hà Nội mà còn ở TP HCM và Đà Nẵng.

Đối với cá nhân Hiển, đó là sở thích, niềm vui và cũng là ước mơ lớn.

Nhiều kỉ niệm trong suốt 5 năm sinh sống và học tập tại Anh, Hiển vẫn nhớ như in những buổi đứng lớp làm thầy giáo dạy các môn Tài chính, Kinh tế, Toán, tiếng Việt… cho một số sinh viên Anh quốc.

Đối với Hiển, đó chính là cách để bản thân trau dồi thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm sống từ bạn bè quốc tế, từ đó xây dựng kỹ năng cần thiết trên con đường hội nhập.

Chia sẻ thêm về những kỉ niệm xa nhà, Hiển cho biết: "Thời gian đầu học tập và sinh sống tại nước Anh, mẹ chính là người thường xuyên động viên, nhắc nhở. Mỗi khi em gặp khó khăn, mẹ đều định hướng và giúp em bình tâm hơn, đi đúng hướng hơn."

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang Hải cân nhắc tiếp tục xuất ngoại.

Quang Hải chuẩn bị xuất ngoại?

GD&TĐ - Quang Hải hiện đang nhận được sự quan tâm của một số câu lạc bộ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Thái Lan nên cân nhắc xuất ngoại thêm một lần nữa.