Tham dự tại buổi lễ có ông Watanabe Nobuhiro, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nam Cần Thơ, các cựu du học sinh Nhật Bản đang công tác tại thành phố
Theo ông Watanabe Nobuhiro, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Huân chương Mặt trời mọc được Thiên hoàng Minh Trị thành lập và được Chính phủ Nhật trao cho người nước ngoài kể từ năm 1875.
Huân chương được trao cho những người có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực: Quan hệ quốc tế, Phát triển văn hoá Nhật Bản, Những tiến bộ trong lĩnh vực của người được trao tặng, Phát triển phúc lợi xã hội hoặc Giữ gìn môi trường.
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Watanabe Nobuhiro cho biết: GS.TS Võ Tòng Xuân đã có nhiều cống hiến tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác ODA của Nhật Bản.
Điển hình chương trình hợp tác đầu tiên của Nhật Bản về đào tạo kỹ thuật nông nghiệp thông qua dự án hợp tác với Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ (giai đoạn 1970-1975, Ông đã cố vấn và có nhiều cống hiến trong “Dự án Cải thiện kỹ thuật nâng cao năng suất lúa tại khu vực Nante, tỉnh Zambezia, Mozambique” (giai đoạn 2011-2015);...
Nhiều năm qua, GS.TS Võ Tòng Xuân đã không ngừng thúc đây sự giao lưu về học thuật và hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp; từ những công hiến này Chính phủ Nhật Bản đã quyết định trao tặng Huân chương Mặt Trời Mọc, Tia Sáng Vàng và Ruy Băng Cổ
Tại buổi lễ, Giáo sư Võ Tòng Xuân bày tỏ niềm xúc động, tự hào và khẳng định Huân chương nhận được là niềm vinh dự không chỉ dành riêng cho cá nhân mà là cho cả Trường Đại học Nam Cần Thơ, cộng đồng Việt Nam. Đây là động lực để bản thân nỗ lực học tập, nghiên cứu hết mình để cống hiến cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam, nhất là ngành nông nghiệp; đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt - Nhật.
Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, sinh năm 1940, quê tỉnh An Giang. Năm 1974, ông du học tại Trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), thực hiện đề tài nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật trồng lúa tại vùng nhiệt đới và hoàn thành chương trình tiến sĩ (Nông học). Sau khi trở về nước, ông tiếp tục công tác tại Trường Đại học Cần Thơ; cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp tục thực hiện các đề tài liên quan đến kỹ thuật trồng lúa và công bố nhiều bài báo khoa học, phổ biến kỹ thuật và chính sách nông nghiệp. Với tư cách là người tiên phong trong giao lưu học thuật giữa Nhật Bản và Việt Nam lĩnh vực nông học, ông xây dựng nền móng đầu tiên cho các mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.