GS Võ Tòng Xuân: Kiên định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

GD&TĐ - Giáo sư Võ Tòng Xuân đánh giá cao Chương trình GDPT mới và cho rằng đây là điểm nổi bật của ngành GD&ĐT trong nhiệm kỳ 5 năm qua, là tiền đề vững chắc cho những năm tới…

Ảnh minh họa. Ảnh: Quốc Ngữ.
Ảnh minh họa. Ảnh: Quốc Ngữ.

Dấu ấn Chương trình GDPT mới

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết: Tôi rất hoan nghênh những cố gắng mà Ban soạn thảo đã dày công tham khảo nhiều chương trình hiện đại của các nước tiên tiến để áp dụng trong bối cảnh Việt Nam, soạn bộ chương trình cải tiến Giáo dục phổ thông từ nhà trẻ - mẫu giáo đến cuối lớp 12.

Đây là nền giáo dục căn bản mọi công dân Việt Nam cần phải đạt. Khi tốt nghiệp trình độ này công dân có thể tham gia lao động trong xã hội với tri thức và kỹ năng cơ bản về cách sống văn minh bằng ngôn ngữ Việt và một ngoại ngữ phổ biến. Được trang bị nền GDPT này công dân Việt Nam sẽ ngang hàng với công dân các nước tiên tiến. Với kỳ vọng này, tôi tin rằng Chương trình GDPT của chúng ta sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Trong Chương trình GDPT tổng thể, về Kế hoạch giáo dục được đổi mới gần như hoàn toàn, tiếp cận được ngang tầm quốc tế. Nổi bật nhất là bốn môn học (1) Tiếng Việt - Ngữ văn, (2) Ngoại ngữ, (3) Toán, và (4) Giáo dục thể chất được học trong suốt quá trình 12 năm. Chương trình đã đạt mục tiêu đổi mới giáo dục Việt Nam một cách gần cơ bản và toàn diện.

Chúng ta cần tiếp tục đổi mới và xác định lớp mẫu giáo phải là đơn vị quan trọng nhất của giáo dục phổ thông, nên được bao gồm trong giáo dục phổ thông. Trong hệ thống giáo dục hiện tại của Việt Nam, các lớp mầm non và mẫu giáo của ta chưa được chú trọng đúng mức. Trong khi hệ thống giáo dục các quốc gia tiên tiến luôn coi trọng giáo dục mầm non, do giáo viên già dặn nghề giáo đảm trách...

Giáo sư Võ Tòng Xuân. Ảnh: Quốc Ngữ.
Giáo sư Võ Tòng Xuân. Ảnh: Quốc Ngữ.

Nỗ lực thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, đổi mới giáo dục và đào tạo đến nay được đánh giá bước đầu có hiệu quả. Đây cũng là mục tiêu quan trọng đã được đề ra từ Nghị quyết Đại hội IX, X, XI, XII.

Để tạo bước đột phá đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị các bước đột phá:

Tập trung đầu tư, đổi mới từ các trường Sư phạm. Đây là nơi đào tạo giáo viên nên cần được đổi mới căn bản và toàn diện trước tiên.

Về chương trình đào tạo: 3 năm chuyên học lý thuyết và thực hành ngành chuyên môn (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ...) và  1 năm chuyên về phương pháp giảng dạy (lấy lớp học của mình để thực tập giảng cho bạn cùng lớp và giáo sư góp ý).

Song song đó, mỗi giáo sinh phải học nhuần nhuyễn một ngoại ngữ. Chú trọng Việt ngữ, ngay từ đầu từng giáo sinh phải luyện đúng phát âm, viết đúng câu văn.

Tập trung đầu tư, đổi mới chương trình dạy ngoại ngữ không chuyên, chú trọng giao tiếp, cho tất cả sinh viên cao đẳng và đại học.

Để kiểm định chất lượng đầu ra của các trường, nhà nước nên áp đặt cơ chế Thi kiểm định đầu ra đối với các văn bằng Bác sĩ y khoa, Dược sĩ, Luật sư, Kỹ sư, Cử nhân.

Hệ thống tín chỉ: không áp dụng đối với các trường không có đủ giảng viên phụ trách môn học. Hiện nay rất nhiều trường công bố áp dụng hệ thống tín chỉ, nhưng trong thực tế họ sử dụng niên chế.

Cần đưa song ngữ vào các trường mầm non đến hết cấp trung học.

Chấn chỉnh quy trình đào tạo sau đại học, bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Học viên phải học và biết nghiên cứu thật sự để có kiến thức chuyên môn đúng theo trình độ thay vì tham dự hình thức chỉ để lấy bằng cấp...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.