Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử

Rõ ràng áp dụng cách làm đẹp nào là một nhiệm vụ không hề dễ nhưng cách nào thì tùy chứ nếu làm đẹp mà người ta đổ nước sơn lên chân bạn hay nhổ tóc làm trán cao lên thì thật là kinh hãi! 

1. Lông mày giao nhau

Quan niệm về “sức mạnh đôi lông mày” là rất khác nhau. Thời cổ đại, phụ nữ Hy Lạp mà có đôi mày rậm thì được coi là thông minh và thuần khiết. Những phụ nữ không có được đặc điểm này thì họ vẽ lông mày của mình cho đậm hơn và sao cho chúng dính vào nhau.

2. Bắp chân hay cơ bụng?

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 1

Hiện nay đôi chân đẹp là khát khao của nhiều chị em, nhưng ngược dòng thời gian về thời kỳ Trung cổ đến thế kỷ 18 thì hai bắp chân của người đàn ông mới là thứ gây sự chú ý. Đàn ông đã từng mang tất để họ có thể khoe bắp chân cuồn cuộn của mình. Vua Henry VIII nổi tiếng với đôi bắp chân của ông. Người ta từng nghi ngờ rằng đó có phải là cơ bắp tự nhiên hay có miếng lót bên trong?

3. Miếng dán trang điểm

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 2

Trở về thế kỷ 18, thời kỳ bắt đầu bùng nổ xu hướng trang điểm của phụ nữ. Họ sử dụng các miếng vải lót nhỏ để che đi những điểm khiếm khuyết trên khuôn mặt mình. Những miếng vải này đa dạng về nhiều kích thước, trong đó hình phổ biến nhất là: Sao, vuông và hình tròn. Không chỉ có vậy mà vị trí các miếng trang điểm còn mang các hàm ý ngầm khác nhau. Ví dụ dán ở má phải thì nghĩa là đã lập gia đình, đặt gần miệng ẩn ý là người phụ nữ đó đang yêu.

4. Răng ngắn là xinh

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 3

Các nét được coi là vẻ đẹp ở giai đoạn Phục hưng được rất nhiều người biết đến. Trong đó, có 30 điểm riêng biệt được người ta coi là đẹp! Một số điểm cũng tương tự như các chuẩn mực đẹp thời nay, ví dụ đôi chân dài, eo con kiến, hông rộng. Tuy vậy một tiêu chuẩn có thể làm bạn bất ngờ đó là răng ngắn - cười càng hở nhiều lợi thì người phụ nữ đó càng đẹp! Ngày nay đa số cho rằng nụ cười hoàn hảo cần phô ra răng đẹp và độ hở lợi vừa phải, màu lợi cần hồng hào, khỏe mạnh. Khi độ hở lợi quá nhiều (trên 3mm, tính từ cổ răng đến vành môi trên), nha khoa gọi là Gummy Smile.

5. Trào lưu sơn chân

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 4

Trong giai đoạn Thế chiến II thì nylon là một mặt hàng cực hiếm đến mức phụ nữ muốn dùng quần tất là gần như không thể. Tuy nhiên, do quan niệm đôi chân cần đi tất là rất quan trọng nên phụ nữ thời này đã tìm cách làm thay đổi màu da chân của mình. Lúc đó nhu cầu dùng sơn rất cao vì họ sẽ sử dụng chúng để tạo ra màu sắc giống như đang mang quần tất nylon. Thời kỳ này rất nhiều quảng cáo đã so sánh đôi chân mang vớ dài với chân chỉ cần quét sơn! Tuy nhiên không phải ai cũng chấp nhận dùng sơn để trang điểm chân mình, chỉ một số ít là mang tất sơn kiểu đó mà thôi.

6. “Áo ngực ngăn cách”

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 5

Từ thế kỷ 16 phụ nữ đã biết sử dụng áo ngực với các kiểu dáng đa dạng. Một số nịt sát vào ngực đến mức gây ra khó thở! Vì thế, đến thế kỷ 19 nhiều xu hướng sử dụng áo ngực mới ra đời. Áo ngực thời sau này thiết kế nhằm đẩy sang hai bên và tạo khoảng cách rộng của đôi gò bồng đảo càng xa nhau càng tốt, do vậy trên thị trường đã cho ra đời loại áo ngực “divorce corset”, tạm dịch “áo ngực ngăn cách”.

7. Thay đổi màu sắc lông mày

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 6

Phụ nữ Trung Quốc cổ đại thường sử dụng nhiều màu sắc: Xanh da trời, xanh lá, hay đen và tạo hình cho đôi lông mày tùy theo phong cách từng giai đoạn. Ví dụ một thời kỳ thuộc triều đại Nhà Hán đôi mày nhọn sắc được coi là rất mốt. Nhưng sang giai đoạn khác thì chị em lại đổi thành mốt trang điểm đôi mày ngắn và cao. Ngoài ra, họ còn chạy theo những đôi “lông mày buồn”, đó là mốt tỉa cho lông mày hướng lên trên giống hệt như lúc khuôn mặt ta có tâm trạng buồn chán vậy.

8. Mốt váy xẻ ngực sâu

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 7

Đường cổ váy xẻ sâu được coi là xu hướng thời trang thế kỷ 17 tại Vương quốc Anh. Tất cả các thiết kế váy đều có đường xẻ cổ trễ dài và đó cũng là điểm nhấn cơ thể - vị trí nổi bật mà người phụ nữ luôn muốn phô ra. Giai đoạn này, việc trang điểm làn da tái cũng trở thành một trào lưu, thể hiện rằng người đó phong lưu và họ không phải ra sương gió, để phân biệt với tầng lớp lao động. Phụ nữ thời đó thường dùng phấn trang điểm mặt màu trắng và vẽ các đường tĩnh mạch trên ngực để nhìn giống họ có nước da trắng đục.

9. Phụ nữ thích cạo chân tóc trên trán

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 8

Thời kỳ Phục hưng có đến 30 mô-típ được coi là đẹp. Thêm vào đó nếu bạn có dịp xem các bức tranh vẽ thời kỳ này thì bạn sẽ tự hỏi tại sao các nhân vật nữ trông kỳ lạ đến vậy? Nguyên do của hiện tượng này là thời đó người ta quan niệm một người phụ nữ xinh nghĩa là phải có trán rộng và dô. Chính vì thế phụ nữ khi đó thường nhổ tóc phía trên trán hoặc cạo tóc trán hất lên để nó nhìn rộng hơn. Nói cách khác bằng mọi cách họ sẽ đẩy cho đường chân tóc trên trán cao lên, đây cũng chính là cách làm đẹp phổ biến của nữ giới thời kỳ Phục hưng.

10. Những đôi má phúng phính

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 9

Thời nhà Đường (năm 618 - 907) là giai đoạn cường thịnh của nhà nước Trung Hoa. Quan niệm về người phụ nữ xinh đẹp và quyến rũ là những người có các đường cong mềm mại như khuôn mặt tròn, má to, và trán rộng. Vì vậy sẽ là không sai nếu gọi nhà Đường là những người yêu thích đôi má tròn phính như của trẻ em.

11. Nhổ lông mi thời Phục hưng

Xuyên suốt thời Trung cổ cho đến tận giai đoạn Phục hưng, mốt nhổ tóc trên trán đối với phụ nữ châu Âu rất được thịnh hành. Thậm, chí lông mi cần phải được nhổ hết vì khi đó mọi người cho rằng để hàng mi đồng nghĩa với một kẻ cuồng dâm! Vì vậy phụ nữ trong các gia đình quyền quý luôn nhổ bỏ hết lông mi. Thời nay mới chỉ nghĩ đến điều này thôi chúng ta đã cảm thấy rất đau đớn rồi.

12. Phụ nữ thời lưng võng

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 10

Thời kỳ Edward người ta để ý nhiều đến việc tôn vinh vẻ đẹp cơ thể của người con gái trưởng thành. Chính vì thế, sử dụng áo ngực hình đồng hồ cát rất được phổ biến. Tuy nhiên một số áo ngực quá chặt, gây khó thở và ảnh hưởng cả tới hoạt động bình thường của tim và phổi. Để giải quyết vấn đề này, một mốt áo ngực hình chữ S đã được ra đời nhằm làm giảm áp lực lên cơ thể đặc biệt là vùng eo.

Mẫu thiết kế mới này đã tạo ra một ấn tượng tốt, trong áo có phần nâng phía lưng váy và đặc biệt không dùng thêm lớp đệm nào. Tuy vậy mẫu thời trang lại làm lệch cột sống, khiến cho dáng người phụ nữ nhìn đến kỳ lạ, dáng đi của họ luôn kèm với cái lưng bị võng xuống. Nếu dùng những chiếc áo này lâu ngày chắc chắn sẽ gây tổn hại đến cột sống của bạn!

13. Phụ nữ Nhật nhuộm răng đen

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 11

Ở Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, miền Nam Trung Quốc... thời xưa, phụ nữ nhuộm răng thành đen bóng mới được coi là khỏe mạnh, xinh đẹp. Trong khi ở Nhật, tục lệ này bắt nguồn vào những năm đầu công nguyên, sau đó du nhập ra các nước lân cận. Tại đất nước mặt trời mọc, nhuộm răng còn được coi là một môn nghệ thuật với tên gọi Ohaguro. Sau khi lập gia đình, người đàn bà sẽ nhuộm răng đen, nó diễn ra liên tục hàng nghìn năm! Họ coi đây là cách làm đẹp, ngăn sâu răng như cách trám răng hiện nay và đặc biệt thể hiện lời thề chung thủy với chồng. Đến khoảng đầu thế kỷ 20 thì nó bắt đầu bị cấm rồi dần biến mất.

14. Để móng tay dài

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 12

Nuôi 10 móng tay dài là cả một vấn đề đối với người Trung Hoa. Thực tế giới quý tộc và quan chức nhà Thanh thường nuôi móng tay dài tới trên 25cm. Một số đeo móng tay bằng vàng nên khó bị gãy móng. Nuôi được móng dài chứng minh bạn là người khỏe mạnh, đồng thời cho thấy người đó không phải lao động chân tay và có người hầu làm hết các công việc như giặt giũ, nuôi con…

15. Bó bàn chân bé như dị tật

Trào lưu làm đẹp kỳ lạ trong lịch sử ảnh 13

Thời nhà Thanh (Trung Quốc) có mốt bó chân, công bằng mà nói đó là một cách “trùng tu” cơ thể khiến rất nhiều người thấy ghê sợ. Đối với giới quý tộc nước này đây là tục lệ được quy định đến cuồng si dành cho các mẹ và các thiếu nữ, và dần dần nó còn lan ra cả những vùng khác bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Bó chân được bắt đầu thực hiện từ khi người ta còn bé, lúc này đôi bàn chân được quấn lại bằng nhiều vòng vải cho tới tận khi lớn để làm gẫy các đốt xương ngón chân, bàn chân, khiến 5 ngón chân quặp vào chạm tới lòng bàn chân. Tục lệ khắc nghiệt này trở thành mốt bởi thời đó người ta cho rằng người sở hữu đôi bàn chân nhỏ sẽ xinh đẹp hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.