Tranh luận NATO bí mật đàm phán, cắt 20% lãnh thổ Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chuyên gia Nga cho biết, khả năng NATO đã bí mật thảo luận ý tưởng chuyển 20% lãnh thổ Ukraine cho Liên bang Nga là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tranh luận NATO bí mật đàm phán, cắt 20% lãnh thổ Ukraine?

Theo thông tin tiết lộ của ấn phẩm Thụy Sĩ “Neue Zürcher Zeitung” (NZZ), người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (Central Intelligence Agency - CIA) là William Burns đã đề xuất một kế hoạch hòa bình cho Moscow và Kiev vào tháng 1 vừa qua, trong đó điểm đặc biệt là việc chuyển giao 20% lãnh thổ Ukraine cho Nga.

NZZ dẫn các nguồn tin giấu tên của các nhân vật cấp cao cho biết, người đứng đầu CIA đã đề nghị Kiev chuyển giao khoảng 20% ​​lãnh thổ Ukraine cho Nga để chấm dứt xung đột, đổi lấy một thỏa thuận hòa bình.

Theo họ, vào giữa tháng 1, nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden đã chỉ thị cho ông Burns tiếp cận Moscow và Kiev với đề xuất này, nhưng cả hai bên đều từ chối. Chỉ sau khi nhiệm vụ của người đứng đầu CIA thất bại, ông Biden mới quyết định cung cấp xe tăng M1 Abrams cho Ukraine.

Mặc dù Nhà Trắng đã tuyên bố rằng thông tin của NZZZ đưa ra là “không đúng sự thật”, nhưng nhà chính trị học Nga Andrei Suzdaltsev bình luận trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Nga Sputnik rằng, không loại trừ khả năng một đề xuất như vậy có thể đã được thảo luận trong cộng đồng các chuyên gia của các nước NATO.

“Tôi nghĩ có một phần sự thật ở đây, những ý kiến ​​như vậy luôn tồn tại trong cộng đồng chuyên gia, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Anh và các nước NATO khác” - ông Andrei Suzdaltsev nói.

Theo ông, trên thực tế là NATO không có khả năng chuyển giao một số loại “siêu vũ khí” cho phép Ukraine đánh bật các đơn vị Nga khỏi tỉnh Kherson và Zaporozhye ở phía nam và Donetsk, Lugansk ở vùng Donbass phía đông, chưa kể đến khả năng thu hồi Crimea bằng lực lượng quân sự.

Giới chức NATO thừa hiểu rằng cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine sẽ lâm vào tình trạng bế tắc, Kiev sẽ phải chịu thất bại lần thứ hai.

Đội quân đầu tiên của Ukraine một năm trước, được trang bị vũ khí của Liên Xô tương tự như Nga đã bị đánh bại vào mùa hè năm ngoái. Còn đội quân thứ hai, được trang bị thêm HIMARS và số xe tăng thời Liên Xô, được cung cấp từ các nơi trên khắp châu Âu cũng đã bị đánh bại vào tháng 12.

Hiện nay, NATO không còn đủ trang bị để cung cấp cho Ukraine. Những xe tăng còn sót lại từ thời Liên Xô đã hết, số lượng xe tăng phương Tây có thể viện trợ cũng không nhiều, do đó giới chính trị và quân sự phương Tây đã có sự hốt hoảng.

Trong bối cảnh như vậy, ở trụ sở chính và trong các trung tâm phân tích luôn xuất hiện các nhóm người đưa ra các lựa chọn khác nhau cho cuộc chiến. Rõ ràng là sẽ có một ý kiến như vậy được đề xuất tới Moscow và Kiev: Hãy kết thúc cuộc chiến này, hãy để Nga có được 20% lãnh thổ.

Sự leo thang của cuộc chiến và việc Anh, Mỹ, Đức và Pháp quyết định rút từ số xe tăng ít ỏi của mình và kêu gọi các nước đồng minh viện trợ Chllenger2, M1 Abrams, Leopard2, Leclerc cho Ukraine, đã cho thấy thực tế rõ ràng là Ukraine đã kiên quyết chống lại điều đó.

Dường như giới chức lãnh đạo ở Kiev hy vọng rằng, với sự giúp đỡ của phương Tây, Ukraine không chỉ đạt được mục đích là kết thúc cuộc chiến với tình trạng biên giới như hồi năm 1991, mà còn chiếm thêm được nữa.

Vị chuyên gia Nga nhấn mạnh, hiện nay phương án buộc Kiev phải ngừng bắn, chấp nhận mất phần lãnh thổ mà Moscow hiện đang kiểm soát, vẫn đang được thảo luận ở phương Tây, nhưng nó được thảo luận dưới hình thức bí mật và chỉ số ít người biết được.

Chuyên gia Andrei Suzdaltsev chỉ ra nguyên nhân khiến Điện Kremlin cũng không thể đồng ý với đề xuất này. Theo ông, giới lãnh đạo Moscow nhận thức rõ rằng, nếu quân đội Nga dừng lại ở thời điểm này, sẽ không còn cơ hội thu hồi toàn bộ lãnh thổ Donbass, giống như trước thời năm 2014.

Nếu chưa thể kiểm soát hoàn toàn tỉnh Donetsk mà đã dừng lại, tương lai Ukraine sẽ được NATO cung cấp thêm nhiều vũ khí hiện đại hơn, gồm các tên lửa phòng không tầm xa, chiến đấu cơ tiên tiến, thậm chí có thể biến thành một cường quốc hạt nhân với sự trợ giúp của phương Tây và khi đó, việc giải phóng hoàn toàn Donbass sẽ còn khó khăn hơn.

Do đó, Moscow không thể xoa tay hài lòng với thực trạng cuộc chiến hiện nay rồi ngừng lại, mà phải nhanh chóng đẩy mạnh cuộc tấn công, nhằm đạt được mục đích trước khi Ukraine tái cơ cấu lực lượng xong và nhận thêm những vũ khí tiên tiến của phương Tây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.