Các virus sinh sản thông qua các tế bào vật chủ. Virus sẽ tiêm nhiễm hoặc cài cắm ADN hay ARN của nó vào tế bào vật chủ, giúp nó truyền đi các chỉ thị cho tế bào tạo thêm nhiều virus nữa. Các virus này sau đó sẽ lây lan khắp cơ thể sinh vật.
Tuy nhiên, đó là thời điểm hệ miễn dịch của các sinh vật chủ, kể cả con người, ra tay can thiệp. Khi cùng một loại virus cố gắng bám dính vào tế bào vật chủ một lần nữa, nó có thể bị hệ miễn dịch của vật chủ ngăn cản. Điều đó buộc virus phải biến đổi để có thể tiếp tục tái tạo các bản sao của nó.
Virus có thể thay đổi các protein bề mặt của nó để "ngụy trang" và "lừa" các tế bào vật chủ cho phép chúng bám dính. Quá trình này diễn ra trong bao lâu phần lớn phụ thuộc vào việc liệu virus có vật liệu di truyền là ADN (virus ADN) hay ARN (virus ARN).
Các virus ADN, chẳng hạn như virus bệnh đậu mùa, biến đổi chậm vì chúng bao gồm cả "một dạng "đọc bằng chứng""của vật liệu di truyền được sao chép". Trong khi đó, các virus ARN, chẳng hạn như virus cúm, HIV và Ebola, không có bước đọc bằng chứng này.
Virus Ebola truyền nhiễm cho con người thông qua việc đột nhập vào da hoặc mô của mắt, mũi hay miệng. Vì virus Ebola hiện tại đã biến đổi, nên nó có thể khiến công việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn.
Dẫu vậy, hầu hết các chuyên gia đều tin rằng, ít có khả năng virus nguy hiểm này biến đổi đủ mức để trở thành dạng có thể lây lan trong không khí.
Tuy nhiên, tiến sĩ Scott Gottlieb nhấn mạnh trên tạp chí Forbes, các biến đổi đã gia tăng tính cấp bách phải dập tắt dịch Ebola càng sớm càng tốt.