Trang bị tên lửa siêu thanh cho F/A-18 để khóa chặt Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Australia có kế hoạch trang bị cho phi đội máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet của mình tên lửa siêu thanh phóng từ trên không.

Trang bị tên lửa siêu thanh cho F/A-18 để khóa chặt Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Giới truyền thông đã biết đến sự tham gia của máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet thuộc biên chế Không quân Australia trong các cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh HACM mới nhất của Mỹ dựa trên những báo cáo từ Lầu Năm Góc.

Công việc đang diễn ra nhằm tăng cường khả năng tấn công của Australia trong bối cảnh chính sách ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

HACM đang được hai gã khổng lồ quốc phòng của Mỹ là RTX và Northrop Grumman cùng phát triển và nhằm mục đích tạo ra một tên lửa hành trình với tầm phóng tối đa lên tới 2.000 km.

Quá trình phát triển tên lửa tiếp tục từ năm 2022 với sự hỗ trợ của các công ty đến từ Australia, điều này cũng cho phép sử dụng một khu vực rộng lớn để thử nghiệm loại vũ khí nói trên.

Dự kiến tên lửa hoàn thiện sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2027, nó sẽ được tích hợp vào hệ thống điều khiển vũ khí của tiêm kích F/A-18F Super Hornet của Australia cũng như F-15E/EX của Mỹ.

Đại diện của RTX lưu ý rằng tên lửa sẽ có kích thước nhỏ hơn loại AGM-183 ARRW, nhưng nhờ động cơ hiệu suất cao nên tầm bay sẽ lớn hơn nhiều.

HACM_Concept9highelevation11600_wNote-1536x864.jpg
Hình ảnh đồ họa tên lửa hành trình siêu thanh HACM.

Trước đó có thông tin cho biết Mỹ coi Australia là một thao trường tuyệt vời để thử nghiệm các mẫu vũ khí siêu thanh tầm xa đang được phát triển.

Theo hiệp ước ba bên AUKUS được ký kết giữa Mỹ, Anh và Australia, đại diện Lầu Năm Góc coi khu vực sa mạc rộng lớn là địa điểm lý tưởng để kiểm tra tính năng vũ khí.

Bên cạnh đó, họ cũng đang nghĩ đến việc phát triển một loại vũ khí mới trên lãnh thổ Australia khi nước này đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ siêu thanh với dự án SCIFiRE.

Đây không phải lần đầu tiên Australia trở thành nơi thử nghiệm các loại vũ khí mới. Điển hình như vào năm 1952, Vương quốc Anh đã thử nghiệm quả bom hạt nhân đầu tiên được phát triển như một phần của Chiến dịch Bão tố.

Tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Australia.
Theo Janes Defense

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ