Trung Quốc thách thức sự độc quyền của Airbus và Boeing

GD&TĐ - Ngành hàng không thế giới đang bị chi phối bởi một kiểu độc quyền kép giữa Boeing và Airbus, khi ít doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh được với họ.

Trung Quốc thách thức sự độc quyền của Airbus và Boeing

Trong thời điểm hiện tại, mặc dù cả hai "gã khổng lồ" đang gặp khó khăn, nhưng ngành hàng không thế giới vẫn phát triển nhanh chóng, nhu cầu cho thấy đang thiếu khoảng 44.000 máy bay trên toàn thế giới. Đây là thị trường hấp dẫn mà Trung Quốc muốn hướng tới, Tạp chí Economist nhận xét.

Theo giới phân tích, đối với những doanh nghiệp có nền tảng, việc phát triển một dòng máy bay mới có thể tiêu tốn 30 - 40 tỷ đô la, khi phải tính đến cơ sở khoa học, kỹ thuật và tình hình sản xuất hiện có. Trong khi đó đối với những công ty mới bắt đầu, chi phí sẽ cao hơn và không đảm bảo thành công.

Nhưng điều này không ngăn cản được quyết tâm của Trung Quốc. Các chuyên gia đến từ Vương quốc Anh tin rằng câu hỏi không phải là “nếu”, mà là “khi nào”. Nói cách khác, sự xuất hiện của những tên tuổi mới trên thị trường hàng không là điều tất yếu.

Với nhu cầu tăng vọt, nhiều người rằng đội máy bay chở khách toàn cầu sẽ phải tăng gấp đôi trong 20 năm tới để đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Sẽ cần tới 44 nghìn phi cơ mới, con số này gần gấp đôi những gì mà Boeing và Airbus cung cấp trong 20 năm qua.

Hiện tại Airbus có 8.600 đơn đặt hàng trong danh mục đầu tư của mình, trong khi con số này của đối thủ cạnh tranh Boeing là 6.180 đơn vị. Tuy nhiên vẫn chưa biết liệu cả hai công ty có thể đáp ứng được số lượng đơn đặt hàng nói trên hay không.

h0y22865.png
Trung Quốc đang nỗ lực chen chân vào thị trường hàng không thế giới.

Trong tình huống này, rõ ràng sự xuất hiện của những "người chơi" mới là rất cần thiết. Quyết tâm trở thành siêu cường hàng không vũ trụ của Trung Quốc và việc nước này sẵn sàng chi nhiều tỷ nhân dân tệ vào nỗ lực nói trên đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với sự độc quyền của hai nhà sản xuất phương Tây.

Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã chi hơn 70 tỷ USD để phát triển các dự án hàng không của mình. Mặc dù máy bay C919 của họ chưa thể sánh ngang sản phẩm của đối thủ nhưng quyết tâm của Trung Quốc đã gây ấn tượng với các chuyên gia, họ nhận xét việc chiếm lĩnh thị trường của phi cơ chở khách do đất nước châu Á này chế tạo là điều tất yếu.

Máy bay C919 của Trung Quốc là "anh em" với Il-96-400M của Nga.
Theo Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...