Chuyên gia nói về tình trạng thực của OPEC+

GD&TĐ - Trong thời gian qua, Nga liên tục vướng cáo buộc đã không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà Tổ chức OPEC+ đưa ra.

Chuyên gia nói về tình trạng thực của OPEC+

Sự ổn định của OPEC+ không chỉ phụ thuộc vào các chỉ số kinh tế và chính sách đồng thuận của nhóm, mà còn gắn kết chặt chẽ vào hình ảnh "đoàn kết" của hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Với điều thứ hai, tổ chức này gần đây cho thấy đang hoạt động không thống nhất. Các vấn đề liên quan tới kỷ luật nội bộ và thỏa thuận ổn định thị trường bị phá vỡ làm nổi bật cuộc khủng hoảng chung của tổ chức.

Tuy nhiên như chuyên gia năng lượng Charles Kennedy của tờ OilPrice viết, OPEC+ đang cố gắng che giấu những thất bại và bất đồng, đặc biệt khi thành viên lớn thường xuyên phá vỡ thỏa thuận.

3B54FLLC7JORZGOGSDW4SSWJGA.jpg
Nga bị chỉ trích vì không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 25 tháng 7 cho biết không có bất đồng nào giữa Nga và OPEC+ liên quan tới việc Moskva gần đây không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của nhóm.

Tuy vậy thực trạng sản xuất quá mức của một số thành viên OPEC+, đáng chú ý nhất là Iraq, Kazakhstan cùng với Nga đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với liên minh, đặc biệt khi họ có kế hoạch bắt đầu nới lỏng biện pháp cắt giảm tự nguyện trong quý 4 năm nay nếu điều kiện thị trường cho phép.

Với cách tiếp cận rất lỏng lẻo của các thành viên trong việc thực hiện cam kết, việc đạt được mục tiêu của tổ chức sẽ gần như là điều không thể. Không chỉ toàn bộ Liên minh mà cả thị trường năng lượng nói chung cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trước chỉ trích nói trên, ông Novak nhấn mạnh: "Giữa chúng tôi không có xích mích, như báo chí đăng tải. Chúng tôi có mục tiêu chung là đảm bảo sự cân bằng thị trường và tuân thủ thỏa thuận". Quan chức này nói thêm rằng Nga thường xuyên liên lạc với bộ trưởng của các nước thuộc Tổ chức OPEC+.

Mặc dù vậy hôm 24 tháng 7, Ban Thư ký OPEC+ thông báo rằng họ đã nhận được bản kế hoạch bồi thường từ Iraq, Kazakhstan và Nga vì sản xuất quá mức trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024.

Theo OPEC+, tổng sản lượng dư thừa trong 6 tháng nói trên lên tới khoảng 480 nghìn thùng mỗi ngày đối với riêng Liên bang Nga. Đây là một con số ấn tượng và sẽ không dễ gì bù đắp được.

Moskva đã vượt quá hạn ngạch sản xuất kể từ tháng 4 và hứa sẽ bù đắp sản lượng dư thừa bằng cách cắt giảm trong tương lai. Nhưng hiện tại, những gì diễn ra chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn, khi các thành viên bằng bằng lý do này hay lý do khác, liên tục vượt quá mức cho phép bằng nhiều cách khác nhau.

Gần như chỉ có Saudi Arabia là thành viên lớn duy nhất trong OPEC+ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng.
    Theo OilPrice

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ