Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ "không tôn thờ" Mao Trạch Đông

Được đánh giá là người có nhiều đóng góp đối cách mạng Trung Quốc nhưng cuối cùng nguyên soái Trần Nghị vẫn không tránh khỏi cái chết mang nhiều nghi vấn.

Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ "không tôn thờ" Mao Trạch Đông

"Hồng tứ quân không phải của mình Chủ tịch"

Ngày 22/6/1929, Trần Nghị chủ trì Đại hội đại biểu Hồng tứ quân (đội quân thứ 4 của Hồng quân công nông Trung Quốc ) lần thứ 7 khai mạc tại Trùng Khánh.

Tại đại hội, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm chất vấn Mao Trạch Đông và Chu Đức, thậm chí có những ý kiến thể hiện thái độ hơi quá khích.

Trần Nghị (1901 - 1972), quê ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là một trong mười nguyên soái nổi tiếng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Thị trưởng Thượng Hải, Phó chủ tịch Quân ủy, Phó thủ tướng (1954 - 1972) và Bộ trưởng Ngoại giao (1958 - 1972)...

Ví như, Lưu An Cung (1899-1929), một chuyên gia quân sự cao cấp, vừa chống một chân lên ghế vừa phê bình Mao chuyên quyền, gia trưởng, không phục tùng chỉ thị của Trung ương.

Sau đó, Trần Nghị còn tiếp tục phê bình Mao gay gắt hơn cả Lưu An Cung. Trần chỉ trích Mao gia trưởng, độc tài.

"Các đồng chí Mao, Chu, một người là Tấn, một người là Sở. Hai nước lớn ngày ngày binh đao, tôi là nước nhỏ, kẹt ở giữa hai nước lớn mà tôi không muốn đắc tội bên nào. Tôi chỉ sợ Hồng quân rạn nứt nên mong hai đồng chí nương nhẹ tay, nhanh chóng giảng hòa". Hội trường rộ lên tràng cười không dứt.

Tran Nghi: Tan bi kich cua ke

Trần Nghị và vợ - bà Trương Tây

Mao lúc này vô cùng tức giận. Ông không ngừng châm thuốc và không nói một lời.

Điều này khiến Trần Nghị sau này vô cùng áy náy bởi trước đại hội, Mao Trạch Đông đã đến tìm và đề nghị Trần báo cáo thành tích, vai trò lịch sử cá nhân Trần trong quá trình xây dựng và phát triển của Hồng tứ quân.

16 năm sau - 1945, tại Hội nghị trù bị Đại hội Nhân đại toàn quốc Trung Quốc lần thứ 7 Diên An, Thiểm Tây, Trung Quốc, Khang Sinh - người của nhóm Lâm Bưu, Giang Thanh đã gợi lại sự kiện Mao bị phê bình tại hội nghị năm 1929 nhằm đổ tội cho Trần Nghị.

Trần giải thích, hội nghị năm đó là buổi thảo luận công khai nên tất cả đều bày tỏ hết suy nghĩ của mình mà thôi.

"Mao Trạch Đông không hề vĩ đại"

Do nêu quan điểm thẳng thắn chỉ ra những sai lầm trong Cách mạng Văn hóa, Trần Nghị đã bị Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích nặng nề.

Đỉnh điểm là ông bị Bộ Chính trị dưới sự thao túng của Lâm Bưu điều chuyển về Thạch Gia Trang (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) vào tháng 10/1969.

Tuy không bị cách chức chính thức nhưng hành động này của Lâm Bưu được xem như là biện pháp ngăn ngừa Trần Nghị nổi loạn và cũng là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông.

Tran Nghi: Tan bi kich cua ke

Trái qua phải: Đặng Tiểu Bình - Trần Nghị - Hạ Long

Trong thời gian 1967 - 1969, Trần Nghị luôn luôn thể hiện quan điểm, thái độ rõ ràng đối với Cách mạng văn hóa, ông từng nhấn mạnh “bản thân không tôn thờ Mao Trạch Đông”.

Kể từ cuối năm 1967, Hồng vệ binh đã tổ chức rất nhiều buổi tranh luận đấu tố, chỉ trích thậm tệ Trần Nghị và sử dụng mọi hình thức để bôi nhọ danh dự ông.

Đứng trước những lời phỉ báng và vu khống của Hồng vệ binh, Trần Nghị luôn giữ thái độ phản đối những nước đi sai lầm của “bè lũ bốn tên”.

Thậm chí, ông còn sử dụng chính những quan điểm, chính sách của Trung Nam Hải khi đó để phản bác lại những luận điệu và chỉ trích của Hồng vệ binh.

Quan điểm và lập trường chính trị của Trần Nghị tuy không được hưởng ứng rộng rãi nhưng nó cũng tạo được tiếng vang trong dư luận Trung Quốc thời ấy.

Nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng này, lên nắm quyền sau Đại hội IX ĐCSTQ vào tháng 4/1969, Lâm Bưu đã khẩn trương tìm mọi cách để hạ bệ Trần Nghị, buộc ông phải dời đến Thạch Gia Trang.

Nhắc đến Trần Nghị trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, dư luận Trung Quốc thường nhắc tới bài phát biểu của ông trong một buổi đấu tố. Đây được xem như là “huyết thư” của Trần nhằm thẳng vào những tư tưởng sai lầm của giới lãnh đạo trong thời kỳ này.

Tran Nghi: Tan bi kich cua ke

Trần Nghị và Mao Trạch Đông

Tướng Trần nhấn mạnh: “Dù có chết, tôi cũng phải nói”. Rõ ràng ông không sợ Hồng vệ binh đưa chuyện lên Mao và có lẽ mục đích của ông cũng là muốn Mao nghe được những lời tâm huyết.

Trần một mực phản đối việc tôn sùng hay thần thánh hóa Mao Trạch Đông.

Ông từng nói với Hồng vệ binh rằng: “Nếu như người làm ngoại giao mà giống như Hồng vệ binh các người, mặc quân phục, đeo biển hiệu Mao Trạch Đông, giương cao biểu ngữ của Mao Trạch Đông, thì có khác gì là mục sư không?”

Hay "lẽ nào cứ mỗi lần gặp Chủ tịch Mao, tôi lại phải cúi mình chào: Mao Chủ tịch vạn tuế, vạn vạn tuế!".

Ông khẳng định phản đối Mao Trạch Đông chưa chắc đã là phản cách mạng, ủng hộ Mao Trạch Đông cũng không có nghĩa là làm cách mạng.

Trần cho rằng, việc tôn sùng một cách mù quáng những cá nhân sẽ không đem đến điều gì tốt đẹp.

Về trường hợp của Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ - những lãnh đạo cốt cán của ĐCSTQ bị thanh trừng trong thời kỳ này, Trần Nghị lên tiếng phản đối những vu cáo “phản bội, nội gian”, “tay sai của đế quốc” do “bè lũ bốn tên” thêu dệt nhằm vào họ.

Ông khẳng định, loại bỏ Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ chẳng khác nào “bôi nhọ vào đảng".

Tran Nghi: Tan bi kich cua ke

Trần Nghị trong một buổi đấu tốCó lẽ đối với nhiều người Trung Quốc thời bấy giờ, sự ra đi của Trần Nghị vào tháng 6/1972 là một điều được dự báo từ trước.

Cho đến cái chết còn nhiều nghi vấn

Tháng 8/1969, Trần Nghị cũng như các lão thành cách mạng khác của Trung Quốc được lệnh phải “sơ tán” khỏi Bắc Kinh, và điểm đến của ông là Thạch Gia Trang.

Ròng rã nửa năm sau đó, Trần Nghị và gia đình bị giam lỏng và quản chế tại đây. Trung ương cắt toàn bộ liên lạc với ông, thậm chí, hàng tuần Trần còn phải đi lao động công ích tại các xí nghiệp trong thành phố.

Đến tháng 7/1970, Trần Nghị rất hay đau bụng và thường xuyên bị tiêu chảy. Bác sỹ cũng đã kê một số loại thuốc giảm đau cho ông nhưng uống rồi cũng không có hiệu quả.

Bà Trương Tây vợ ông đã tìm mọi cách báo cáo với Quân ủy trung ương đề nghị chuyển ông về Bắc Kinh chữa trị.

Tuy nhiên, phải đến một năm sau, nguyện vọng này mới được đáp ứng, khi Trần Nghị cùng một số lãnh đạo khác được đưa về Bắc Kinh.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, Trần Nghị tiếp tục bị ép phải tham gia đại hội ở Lư Sơn với cơ thể lâm trọng bệnh. Tại đây, Lâm Bưu đã đón tiếp ông bằng những lời lẽ công kích không thể gay gắt hơn. Bệnh của Trần Nghị từ đấy trở nên trầm trọng hơn và ngày một ốm yếu.

Trước tình hình đó, Trần Nghị đã được Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Ân Lai tạo điều kiện để nhập viện chữa trị.

Nhưng đáng chú ý, Trần Nghị liên tục phải chuyển giường bệnh, bên cạnh đó, những tin đồn về việc ông “tạo phản” cứ lan truyền dần trong đội ngũ những y bác sỹ chữa trị cho ông.

Nằm viện một thời gian, các bác sỹ chưa cho kết luận cụ thể về bệnh tình của ông, thay vào đó chỉ là những chẩn đoán sơ sài rằng ông bị mắc bệnh dạ dày.

Cuối cùng, vào một ngày đầu hè năm 1972, Trần Nghị được đưa lên bàn mổ để cắt bỏ dị vật được chẩn đoán là “ruột thừa” trong ổ bụng ông.

Ca phẫu thuật trở thành cơn ác mộng khi các bác sỹ kết luận dị vật trong bụng Trần Nghị là một khối u kết tràng và vì “không có sự chuẩn bị trước” nên ca phẫu thuật đã thất bại.

Sau đó ít lâu, Trần Nghị lặng lẽ qua đời trong bệnh viện. Sự ra đi của Trần Nghị để lại nhiều nghi ngờ trong quãng thời gian ngắn ngủi cuối đời đối chọi với bệnh tật của ông, rốt cuộc ai là kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ