Trăm cách ôn thi cho học sinh dân tộc

GD&TĐ - Để ôn tập thật tốt, đạt hiệu quả cao nhất, các trường học trên cả nước ráo riết chuẩn bị ôn luyện thi cho học sinh.   

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hà (áo dài) cùng HS. Ảnh nhân vật cung cấp.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hà (áo dài) cùng HS. Ảnh nhân vật cung cấp.

Mỗi địa phương, trường học do đặc thù của mình đều có những phương pháp riêng. Ngoài nắm chắc kiến thức cơ bản, GV còn có nhiều cách khuyến khích, tạo tâm lý phấn khởi để HS tập trung, hứng thú ôn thi một cách hiệu quả nhất.

Kiến thức “mềm” trước, kỹ năng sau

Cô Nguyễn Thị Bích Hà - Tổ trưởng tổ Văn, Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ cho biết: Để giúp các em học yên tâm bước vào Kỳ thi THPTQG, thời điểm này, nhà trường thực hiện dạy học phân hóa đối tượng HS.

Mỗi nhóm sẽ được phân chia theo lớp phù hợp với trình độ và phù hợp với việc môn thi tổ hợp. Với môn KHXH, nhà trường phân chia thành 2 đối tượng, nhóm thi lấy điểm xét tuyển tốt nghiệp và nhóm xét tuyển đại học.

Việc ôn tập được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ đầu năm học đến tháng 5, mỗi môn HS ôn tập 20 buổi; từ ngày 1 - 20/6, HS sẽ ôn tập trong vòng 10 buổi/môn.

Riêng môn Văn ngay từ đầu năm, GV đã xây dựng kế hoạch ôn tập với nội dung bám sát với những yêu cầu trong văn bản hướng dẫn ôn thi THPTQG của Bộ GD&ĐT. Nội dung ôn tập tập trung vào 3 tiết buổi chiều với những kiến thức cơ bản.

Trong quá trình ôn tập, GV tập trung hệ thống kiến thức, chia lượng kiến thức trong số lượng buổi ôn tập đã quy định, chú trọng dạy kiến thức “mềm” trước sau đó rèn “kỹ năng”.

Ở phần nghị luận văn học, GV rèn cho các em kỹ năng làm bài, ôn lại bài, kỹ năng làm các dạng bài. Với môn tổ hợp, số lượng buổi ít hơn các môn chính nên thời gian ôn tập chỉ tính 15 buổi/ môn, mỗi buổi 3 tiết để GV củng cố kiến thức cơ bản.

Thầy cô ôn thi cùng trò

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hà cho biết: Thuận lợi của trường là 100% HS đều ở nội trú; trường dạy học 2 buổi/ngày nên GV có thể giám sát, kèm cặp việc học của các em tốt hơn. Thời gian này, nhà trường ưu tiên học là chính, các hoạt động ngoại khóa chỉ diễn ra sau những giờ học căng thẳng như buổi tối, ngày nghỉ cuối tuần.

Với phương châm “Thầy cô ôn thi cùng HS”, ngoài giờ học chính khóa trên lớp, các GV được phân công tăng cường kiểm tra hoạt động tự học của HS; tận tình giải đáp, hướng dẫn các em ôn tập theo mô hình học nhóm. Với HS đạt dưới 5 điểm môn Văn, 1 GV sẽ dạy kèm 5 HS.

Cùng với việc ôn tập, hệ thống kiến thức, các GV bộ môn cũng tăng cường tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, thi thử để vừa làm quen với tâm lý, môi trường thi cử, đồng thời qua đó đánh giá năng lực, trình độ của HS để kịp thời điều chỉnh phương pháp phụ đạo, bổ sung nội dung ôn tập cho phù hợp. 

Chia sẻ về việc ôn thi THPTQG, cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, GV môn Địa lý, Trường Hữu nghị T78 cho biết: Nhằm giúp các em HS có sự chuẩn bị cần thiết để thi THPT QG đạt kết quả tốt, nhóm bộ môn Địa lý đã thực hiện một số biện pháp: Phân loại đối tượng người học theo các mức độ nhận thức: Nhóm khá, giỏi, nhóm trung bình, nhóm yếu, kém. Phân công GV dạy phù hợp với các đối tượng đã phân loại (đặc biệt chú ý các đối tượng yếu kém sẽ được các GV chắc chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết hỗ trợ, phụ đạo).

Biên soạn chương trình ôn tập, trong đó nội dung ôn tập bám sát chương trình dạy học của Bộ GD&ĐT; cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT; nội dung chương trình ôn tập phù hợp theo từng đối tượng HS.

Ngoài nội dung kiến thức, cần chú ý hướng dẫn HS cách làm bài nhanh và chính xác thông qua các thủ thuật: Đọc kỹ câu dẫn, chọn từ khóa trong câu dẫn; nhận biết các dạng đề (chọn đáp án sai, đáp án chưa chính xác, đáp án đúng nhất, đáp án đúng và đủ nhất…; Câu nên làm trước, câu nên làm sau; Không bỏ bất cứ câu nào.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Bích chia sẻ: 100% là HS nội trú, khó khăn của các em là xa nhà, thiếu sự quan tâm, động viên của gia đình. Tuy nhiên, thời gian ở trường nội trú lại là điều kiện thuận lợi trong quá trình ôn thi. HS nội trú gần thầy cô 24/24 giờ nên các em có thể trao đổi thường xuyên, thuận lợi cho việc nhờ thầy cô tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình ôn tập.

Việc ôn luyện theo nhóm, theo cặp được triển khai trong nhà trường có HS nội trú cũng dễ dàng hơn. GV chia HS theo cặp, các cặp sẽ thi nhau hỏi - đáp các dạng đề: Chọn đáp án nhanh, trả lời nhanh các câu hỏi điền khuyết. Các em có thể thi hỏi - đáp bất cứ lúc nào: Khi đi dạo chơi, trên lớp, phòng ở... thông qua nhóm học tập, HS dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.