Trải lòng của người vợ trẻ có chồng là bác sĩ

Cuối cùng chị cũng được khoác lên mình bộ váy cưới lộng lẫy trong ngày trọng đại nhất đời mình. Chị đã chính thức trở thành vợ của một bác sỹ, con dâu của bố mẹ anh và bước vào cuộc sống vợ chồng.

Trải lòng của người vợ trẻ có chồng là bác sĩ

Chồng chị là bác sĩ nội trú của một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Chị là biên tập viên. Công việc của hai người đều bận rộn nên dù là vợ chồng mới cưới, chị và anh không có nhiều thời gian bên nhau. Hai người ít khi ra ngoài ăn, cũng không có thời gian cùng nhau đi xem phim hay đi chơi như nhiều cặp đôi mới cưới khác.

Trai long cua nguoi vo tre co chong la bac si - Anh 1

Ảnh minh họa

Chị hiểu rằng công việc của anh thực sự vất vả và chị chấp nhận điều đó.

Trước đây, mỗi lần hẹn hò, chị đều là người đến trước, chờ anh xong việc rồi hai người tranh thủ đi dạo, đi ăn gì đó và trò chuyện với nhau.

Tuần nào anh nhiều việc quá, không có thời gian qua thăm chị, chị chủ động nấu những món ăn anh thích, mang sang viện cho anh. Nhìn anh lúc nào cũng tất tả ngược xuôi, qua phòng bệnh nhân này, bệnh nhân khác để kiểm tra cho họ, quên cả việc ăn trưa, lỡ hẹn với chị, chị không khỏi xót xa.

Chị học cách cảm thông và không đòi hỏi anh quá nhiều, bắt anh phải làm cho mình điều này, việc kia. Cuộc sống của vợ chồng chị là những cái ôm vội vàng khi anh từ viện ghé về nhà ăn cùng chị một bữa cơm, rồi vội vã trở về viện cho đúng giờ trực.

Có lẽ một tuần anh chỉ ăn cơm và ngủ ở nhà 2, 3 lần, phần lớn thời gian của anh là ở viện. Không ít lần, khi hai vợ chồng vừa bỏ màn đi ngủ, chuông điện thoại của anh vang lên, có ca mổ và anh phải sang viện ngay lập tức.

Đã có lúc chị hỏi anh rằng: “Sao lúc nào anh cũng vội vàng như vậy? Anh có thể ăn cơm xong, nghỉ ngơi một lát rồi trở về viện, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe hơn”. Nhưng công việc của anh không cho phép anh đến trễ dù là 1, 2 phút.

Anh nói với chị: “Chỉ cần anh cố gắng một chút, anh có mặt ở viện sớm hơn, ca bệnh sẽ có người xử lý sớm, họ sẽ nhanh chóng được ra xe về quê, mau khỏi bệnh và tiếp tục công việc của mình”.

Chị vẫn nhớ ca bệnh anh kể cho chị nghe. Đó là trường hợp người đàn ông 30 tuổi ở Ninh Bình bị bỏng mắt nặng do hàn xì đất đèn đúng ngày 30 tết năm 2015.

Hôm ấy là ngày trực của anh. Anh cùng các bác sĩ trong ekip mổ phải nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ và phẫu thuẫt lấy chất gây bỏng cho bệnh nhân.

Rồi anh túc trực ở viện thăm khám. Mùng 4 tết anh mới về quê, ăn tết cùng gia đình. Bệnh nhân sau đó trải qua rất nhiều ca phẫu thuật và hiện tại đã có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Sự nỗ lực của anh và các bác sĩ đã được đền đáp xứng đáng.

Anh nói với chị, đó không chỉ là yêu cầu của công việc mà còn là trách nhiệm với nghề anh đang theo đuổi. Chỉ cần ca bệnh vẫn có thể cứu chữa được, anh cũng như các bác sĩ khác sẽ nỗ lực để chữa trị và giúp họ vượt qua cơn hiểm nghèo.

Những lời anh kể giúp chị thấu hiểu hơn về công việc của anh. Đó là một nghề đặc biệt trong những nghề đặc biệt. Một công việc mà không phải cứ tan sở là hết giờ làm, nhân viên có thể yên tâm về nhà nghỉ ngơi, thư giãn bằng những trò giải trí như hàng trăm công việc khác.

Chỉ cần bệnh nhân hay các bác sĩ trong khoa gọi điện đến, anh sẽ không quản đêm hôm, mưa nắng để sang khoa khám bệnh và cùng ekip phẫu thuật mắt ngay trong đêm cho họ.

Chị biết anh có một nguyên tắc, nếu là ngày trực của mình, anh sẽ không đổi ca trực vì bất cứ nguyên nhân nào. Hôm ấy, bố gọi điện cho anh nói rằng mẹ chị sốt cao kèm đau bụng 2 ngày chưa khỏi. Ngay khi biết tin, hết giờ ở viện, anh vội vàng lấy xe ra về. Nhà chồng chị cách Hà Nội 95 km.

Sáng hôm sau, khi chị vừa thức dậy đã thấy anh cất xe dưới nhà. Chị không biết anh từ quê đi lúc mấy giờ, có lẽ anh phải đi từ rất sớm nên 6 rưỡi đã có mặt ở đây. Anh thay quần áo rồi sang viện. Hôm đó là ngày trực của anh. Và như một thói quen đã trở thành nguyên tắc “bất di bất dịch” – anh không đến muộn giờ trực.

Thấu hiểu được công việc của chồng, chị nói với anh rằng: “Nghề y là một nghề cao quý và đặc biệt, cùng với rất nhiều nghề cao quý khác. Em mong sao anh giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho bản thân mình.

Có sức khỏe anh mới làm được việc, mới giúp được nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật”. Càng ngày chị càng thấy mình yêu anh nhiều hơn, yêu công việc của anh hơn.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.