Có lẽ bạn không còn lạ gì nghịch lý Fermi. Nó thể hiện sự trái ngược giữa khả năng rất cao tồn tại không chỉ một mà rất rất nhiều nền văn minh khác ngoài Trái Đất và sự hiếm hoi những bằng chứng về điều này.
Như chúng ta đều biết vũ trụ hình thành từ 14 tỷ năm trước, số lượng các ngôi sao như Mặt Trời là cực lớn. Vậy nếu lấy Trái Đất là một điều kiện điển hình thì sự sống ngoài hành tinh cũng phải rất phổ biến. Năm 1950, nhà vật lý Enrico Fermi đã đặt câu hỏi tại sao cho vấn đề này. Nếu nhiều nền văn minh khác tồn tại thì tại sao các thiết bị thăm dò của loài người chưa bao giờ tìm thấy họ, dù chỉ là một manh mối rõ ràng.
Câu trả lời đang dần được hé lộ bởi các giả thuyết khác nhau mà mới đây nhất là một lý thuyết khá thuyết phục: Trái Đất đã sinh ra quá sớm, có thể tới 92% các hành tinh anh em của nó còn chưa “trào đời”.
Có thể tới 92% các hành tinh anh em của Trái Đất còn chưa “trào đời”.
Lý thuyết trên được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu tạo Viện khoa học Kính thiên văn vũ trụ (STScI) tại Maryland. Họ đã sử dụng các dữ liệu từ kính thiên văn Hubble và Kepler để tính toán tốc độ những ngôi sao hình thành. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu còn để ý quan sát thấy một lượng lớn khí và bụi còn sót lại. Có thể đó chính là những “phôi thai” cho các hành tinh như Trái Đất.
Peter Behroozi, một đồng tác giả của nghiên cứu đến từ STSsI cho biết “So với tất cả các hành tinh sẽ hình thành trong vũ trụ, Trái Đất thực sự đã ra đời khá sớm”. Nghiên cứu của họ đã được đăng trong Thông báo hàng tháng của Hiệp hội thiên văn Hoàng gia Anh . Trong đó giải thích rằng các khối khí và vật chất đang lưu thông qunah các thiên hà sẽ tiếp tục tạo ra rất nhiều sao và hành tinh mới.
“Chúng tôi cho rằng có tới 92% cơ hội mà chúng ta không phải là một nền văn minh duy nhất trong vũ trụ”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo. Trái Đất hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, đây là khoảng thời gian bằng 1/3 tuổi vũ trụ. Các ngôi sao đã hình thành chậm lại từ 10 tỷ năm nay. Tuy nhiên, chúng sẽ cháy cho đến tận 100 nghìn tỷ năm sau. Rõ ràng là còn rất nhiều thời gian cho các hành tinh khác ngoài Trái Đất hình thành.
“Các vật chất còn lại từ vụ nổ Big Bang là rất nhiều. Lượng này đủ để sản xuất ra nhiều và nhiều hơn nữa các hành tinh trong tương lai, ngay tại dải Ngân hà của chúng ta và kể cả ở những thiên hà xa hơn nữa”, Molly Peeples đến từ STScI nói.
Đa số các hành tinh trong tương lai sẽ được hình thành trong khoảng 100 tỷ đến 1000 tỷ năm nữa.
Bên cạnh đó, dữ liệu từ kính thiên văn Kepler cũng hỗ trợ rất nhiều cho giả thuyết. Nó chỉ ra rằng các hành tinh nằm trong dạng hỗ trợ sự sống như Trái Đất là rất phổ biến. Có tới cả tỷ hành tinh như vậy trong dải Ngân hà của chúng ta. Và đó chỉ là 8% những hành tinh đã hình thành sớm, 92% còn lại còn chứa đựng những cơ hội nhiều hơn cho sự sống.
Và nếu một lần nữa nói về tính toán cho nghịch lý Fermi, các phương trình chỉ ra rằng có đến 10.000 nền văn minh đang tồn tại song song với chúng ta trong dải Ngân hà. Con số cho cả vũ trụ là 1.000 tỷ. Và nếu chúng ta chưa tìm ra họ thì nguyên nhân có thể đến từ việc hành tinh của họ còn chưa hình thành.
Cuối cùng, có một điều rất thú vị nữa. Đa số các hành tinh trong tương lai sẽ được hình thành trong khoảng 100 tỷ đến 1000 tỷ năm nữa. Trái Đất của chúng ta đã ra đời quá sớm, và có thể là nền văn minh cuối cùng còn quan sát được bức xạ nền chứng tỏ vũ trụ đang ngày càng mở rộng. Bởi 1 tỷ năm nữa các bức xạ này sẽ biến mất, nếu một nền văn minh ra đời quá muộn, họ có khả năng sẽ không biết được đâu là điểm khởi thủy của vũ trụ. Có thể đến lúc đó, hậu duệ của chúng ta sẽ đến và dạy cho họ chăng?