TP.HCM: Tập trung nguồn lực phòng, chống dịch bệnh do chủng virus Corona

TP.HCM: Tập trung nguồn lực phòng, chống dịch bệnh do chủng virus Corona

Theo GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM,  tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc diễn tiến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng. TP.HCM là nơi đến của nhiều khách du lịch người Trung Quốc.

Quán triệt nghiêm Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan đến phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của Ngành Y tế TP.HCM yêu cầu một số nội dung cấp bách cần được triển khai nghiêm túc trong giai đoạn hiện nay như sau:

Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tiếp tục giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất, thực hiện tờ khai y tế đối với các hành khách đến từ vùng dịch.

Nếu có hành khách có triệu chứng rõ rệt, chuyển ngay về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để thực hiện điều trị, thực hiện xét nghiệm theo quy trình Bộ Y tế hướng dẫn. Nếu có các triệu chứng chưa rõ ràng, hướng dẫn khách đến khách sạn hoặc nơi đăng ký cư trú, đồng thời báo cơ quan y tế địa phương đến tổ chức giám sát trong vòng 14 ngày tiếp theo.

Giao giám đốc các bệnh viện triển khai khu cách ly điều trị, thực hiện quy trình khám và điều trị bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi cấp tính, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur theo quy định của Bộ Y tế.

Nếu bệnh nhân diễn tiến nặng, hoặc kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút nCoV, các cơ sở điều trị sẽ chuyển bệnh nhân đến BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi đồng thành phố, BV Nhi đồng 2  (riêng BV Nhi đồng 1 trong giai đoạn đang xây dựng như hiện nay do các khoa nội trú tạm thời chuyển sang khu nhà tạm nên chưa tiếp nhận bệnh nhân do các BV khác chuyển đến).

Các BV Bệnh Nhiệt đới,  BV Nhi đồng 2, BV Nhi đồng 1 mỗi bệnh viện thành lập 2 Đội cơ động phản ứng nhanh (theo yêu cầu của Cục Quản lý KCB), các bệnh viện gửi danh sách các Đội cơ động về Sở Y tế để tổng hợp và điều phối theo chỉ đạo của Sở Y tế và Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham mưu thành lập 2 Đội phản ứng nhanh cấp thành phố, chỉ đạo 24 quận huyện thành lập 24 Đội Phản ứng nhanh cấp quận huyện theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định 5894/QĐ – BYT ngày 19/12/2019).

Sở Y tế TP.HCM giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn công tác sàng lọc, điều trị, chống nhiễm khuẩn cho tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức tập huấn cho 24 trung tâm y tế quận huyện về hoạt động giám sát, truyền thông, hoạt động cách ly tại cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.