Tình yêu thương – nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc

GD&TĐ - Ngày 22/9, Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tình yêu thương – nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc” với sự hỗ trợ và cố vấn khoa học từ Tiến sĩ Hoàng Trung Học- Trưởng khoa Giáo dục- Học viện Quản lý giáo dục.

Các thầy cô thảo luận nhóm về xây dựng lớp học hạnh phúc.
Các thầy cô thảo luận nhóm về xây dựng lớp học hạnh phúc.

Tham dự hội thảo chuyên đề có sự tham gia của ông Đỗ Văn Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội, ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Hà Nội, Ban giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ thầy cô giáo, CBCNV cùng đại diện ban cha mẹ học sinh nhà trường.

Cô giáo Lưu Thị Lập chia sẻ tại Hội thảo
Cô giáo Lưu Thị Lập chia sẻ tại Hội thảo 

Phát biểu đề dẫn hội thảo, cô giáo Lưu Thị Lập, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Xuất phát điểm từ chính thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của Trường THPT Hoàng Cầu, trong nhiều năm nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” là điều mà tôi - người đứng trên cương vị quản lý luôn trăn trở và quan tâm".

Ngay từ ngày 6/ 9/2018 (sau buổi lễ khai giảng năm học 2018-2019) nhà trường đã tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề “Giáo viên chủ nhiệm với kỹ năng xây dựng lớp học hạnh phúc” có sự tham gia hỗ trợ của hai chuyên gia Tâm lý và giáo dục đến từ trường ĐH Sư phạm Hà Nội là Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhân Ái và Tiến sĩ Trần Thị Cẩm Tú.

Các thầy cô thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của mình
Các thầy cô thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của mình 

Buổi hội thảo đã góp phần trang bị cho đội ngũ CB-GV-NV nhà trường những luận cứ khoa học để từ đó các lực lượng giáo dục nhà trường vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn nảy sinh.

Sau hơn một năm, ngày hôm nay nhà trường tổ chức buổi hội thảo lần 2 với chủ đề: “Tình yêu thương- Nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc”, đây chính là cơ hội để các thầy cô giáo, các lực lượng phục vụ giáo dục nhà trường cùng nhìn lại những điều mình đã làm được, đã thay đổi được cũng như cả những điều chưa làm được, chưa thay đổi được trong thời gian qua với sự hỗ trợ và cố vấn khoa học từ Tiến sĩ Hoàng Trung Học- Trưởng khoa Giáo dục- Học viện Quản lý giáo dục.

Tại hội thảo, các thầy cô đã chia sẻ những câu chuyện xúc động về quá trình giáo dục học sinh với các tham luận như "Xây dựng lớp học hạnh phúc – Trách nhiệm không chỉ riêng ai" của cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương – Phó Hiệu trưởng nhà trường;

"Thay đổi để hạnh phúc ngập tràn" của cô giáo Hoàng Thu Trang – GV Ngữ Văn,  "Dạy bằng tình yêu – Học bằng trái tim", của cô giáo Nguyễn Hồng Hạnh - GV Ngữ Văn; "Những chuyến đò yêu thương" của cô giáo Nguyễn Thị Thủy – GV Lịch Sử…

Ông Đỗ Văn Nam chia sẻ tại Hội thảo
Ông Đỗ Văn Nam chia sẻ tại Hội thảo 

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Văn Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho biết: "Ngành Giáo dục đang triển khai chương trình GDPT mới, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải chuyển mình để đổi mới.

Chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" trên sóng kênh VTV7 đã và đang truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị tích cực và là động lực để thay đổi đến với những ngôi trường trên khắp Việt Nam. Tôi mong rằng, chúng ta cùng thay đổi để hướng đến trường học hạnh phúc, giờ học hạnh phúc, GV hạnh phúc, HS hạnh phúc".

Các thầy cô giáo được tham gia thảo luận nhóm với sự hỗ trợ của TS Hoàng Trung Học
Các thầy cô giáo được tham gia thảo luận nhóm với sự hỗ trợ của TS Hoàng Trung Học

Tại hội thảo, các thầy cô giáo được tham gia thảo luận nhóm với sự hỗ trợ và cố vấn khoa học từ Tiến sĩ Hoàng Trung Học với các chủ đề: Tại sao HS bạo lực? Tại sao chúng ta lại bạo lực với học trò? Tại sao HS vô lễ với thầy cô? Làm gì để nhà trường hạnh phúc?

Thông điệp của các thầy cô giáo đều đề cao vai trò giáo dục bằng tình yêu thương. Trao yêu thương, nhận yêu thương, Mọi sự thay đổi bắt đầu từ người thầy. Muốn hạnh phúc phải có nụ cười. Nụ cười của thầy cô là sự lan tỏa hạnh phúc.

“Lớp học Hạnh phúc là lớp học được xây lên đến từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng sẽ nhận lại được quả ngọt từ sự yêu thương đó. Tôi hy vọng rằng buổi Hội thảo chuyên đề ngày hôm nay chúng ta cùng dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng bắt tay đồng hành với nhau trên hành trình xây dựng “Lớp học hạnh phúc – trường học hạnh phúc”, cô Lưu Thị Lập chia sẻ .

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.