Tìm ra hạt của “Chúa”: Phần thưởng nào cho CERN?

Tìm ra hạt của “Chúa”: Phần thưởng nào cho CERN?
Peter Higgs,
Peter Higgs, "cha đẻ" của Hạt của Chúa.
Trong lịch sử nền khoa học thế giới chưa từng chứng kiến sự kiện kỳ lạ như trong những tháng gần đây, đối với phát minh về “Hạt của Chúa”. Đó là phát minh loại hạt cơ bản (hạ nguyên tử) Higgs boson, loại hạt mới và nhỏ nhất làm hoàn chỉnh “Mô hình Chuẩn” mô tả thế giới vi mô lẫn vũ trụ bao la.
Điều đặc biệt ở đây là, bên cạnh một giải thưởng chính yếu nhất (có thể gọi là “cổ thụ”) vừa công bố, đang thai nghén một giải thưởng lớn lao tương đương trong tương lai không xa. Mặt khác, đã và chắc còn đẻ ra các giải thưởng “ăn theo” khác cũng có giá trị lớn và vang dội thế giới…
Giải thưởng “cổ thụ”
Nền khoa học hay ngành vật lý thế giới, nói riêng, vừa chứng kiến sự kiện lớn lao: Ngày 8/10/2013 Giải thưởng Nobel danh giá nhất về Vật lý năm 2013, đã được chọn trao cho hai nhà Vật lý lý thuyết: Peter Higgs sinh năm 1929 tại Anh, Giáo sư Vật lý của Trường Đại học Edinberg (Anh) và Francois Englert sinh năm 1932 tại Bỉ, Giáo sư Vật lý của Đại học Université de Libre de Bruxelles.
Cả hai nhà khoa học này trong vòng 4 tháng của năm 1964,  độc lập nghiên cứu và độc lập công bố các công trình nghiên cứu lý thuyết về “Mô hình Chuẩn” cho thế giới vật chất và là yếu tố tạo nên trọng lượng của mọi vật.
Trong thực tế còn 4 nhà vật lý lý thuyết  khác cũng có những nghiên cứu đóng góp nhất định về “Mô hình Chuẩn” nhưng không được may mắn như hai đồng nghiệp nói trên.
Đó là, Robert Brout đã từng tham gia với Francois Englert trong công trình nghiên cứu, nhưng nay đã mất, nên theo luật, Giải Nobel không trao cho người không còn sống như Robert Brout.
Ngoài ra, ba nhà vật lý khác là Gerald Guralnik, Tom Kibble và Carl Hagen từng nghiên cứu “Mô hình Chuẩn”, nhưng vì công bố công trình muộn nhất, nên chịu rủi ro cùng với Robert Brout bị “tuột” mất chân khỏi danh sách các đề cử viên nhận giải Nobel 2013.
Giải thưởng “ăn theo”
Trong khi vòng nguyệt quế chưa được Viện Hàn lâm hoàng gia Thụy điển kịp trao tay các nhà phát minh “cổ thụ” về khám phá hạt Higgs hay “Mô hình Chuẩn”, thì Hiệp Hội Hoàng gia Anh, gần một tuần trước đây, đã chính thức công bố trao Giải thưởng cao quý Royal Society Wilton Prize 2013 cho nhà vật lý Sean Carroll về một cuốn sách viết kể lại quá trình săn đuổi và khám phá hạt Higgs, với tựa đề The Practice at the End of the Universe, cùng số tiền thưởng không nhỏ, 25.000 bảng Anh. 
Cỗ máy LHC nơi người ta khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs.
Cỗ máy LHC nơi người ta khẳng định sự tồn tại của hạt Higgs.
Giáo sư Uta Frith, từ Đại học London và Chủ tịch Ban giám khảo đánh giá rằng, có thể xem đây là một ví dụ đặc biệt và là “một ngôi sao nhạc rock” thực sự trong những cuốn sách viết về khoa học giành chiến thắng. Ông nhận xét thêm: "Carroll viết với một nội lực mạnh mẽ, thu hút độc giả vào niềm đam mê của mình. Ông hiểu tâm trí của họ và dự đoán được những câu hỏi trong đầu họ".
Bản thân Tiến sĩ Carroll thì khiêm nhường phát biểu: Đây là điều hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Trong một cảm giác “kinh hãi tuyệt vời”, tôi thành thật nghĩ rằng trong sáu người trong phòng này, bất cứ ai cũng có thể giành chiến thắng. Tôi là nhà vật lí duy nhất người Mỹ. Tất cả những cuốn sách của các bạn thực sự thú vị.
Giải nào xứng đáng cho CERN?
Điều khó hiểu và băn khoăn với hầu hết mọi người là: Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho đến nay chưa  có phần thưởng tương xứng nào trong phát minh vĩ đại mang tầm thế kỷ - Xây dựng “Mô hình Chuẩn” hay tìm ra “Hạt của Chúa”?
Mặc dù, sức người, sức của CERN đã chi ra nhiều như “nước biển” và kết quả mang lại cũng cao “như núi”. 
Các nhà khoa học làm việc tại CERN.
Các nhà khoa học làm việc tại CERN.
CERN đã bỏ ra những 10 tỷ USD để xây chiếc máy lớn nhất thế giới (gọi tắt LHC) để gia tốc hạt nặng ngay dưới lòng đất thuộc biên giới Pháp -Thuỵ Sĩ, nhằm mô phỏng, tái hiện lại khoảng thời gian bé nhỏ, từ 1 phần nghìn tỷ đến 2 phần nghìn tỷ của một giây sau khi xẩy ra vụ nổ Big Bang, đồng thời cũng là chứng minh có hay không sự tồn tại của hạt boson Higgs.
Và ngày 4/7/2012 năm trước là một ngày trọng đại với CERN và mọi người quan tâm sự tồn tại trong thực tế Hạt của “Chúa”. Hai nhóm nghiên cứu độc lập (gọi tắt ATLAS và CMS) trên cỗ máy vĩ đại LHC đã chính thức họp báo xác nhận sự tồn tại trong thí nghiệm một loại hạt trước đây chưa hề biết đến với khối lượng khoảng 126 lần so với hạt proton trong nguyên tử, tức phù hợp với khối lượng hạt boson Higgs.
Tiếp theo, trong công bố mới nhất hôm 14/3/2013, trong hội nghị vật lý quốc tế Rencontres de Moriond tại La Thuile, Italy, các nhà khoa học vận hành LHC cho biết thêm, sau khi phân tích 2000 nghìn tỷ pha va chạm của các phần tử trong máy gia tốc, gấp đôi so với các thí nghiệm trước đây, đã có thêm bằng chứng gần sát nhất về hạt Higgs boson đang chờ đợi.
Cụ thể, các nhà khoa học CERN đã xác định thêm một tính chất quan trọng đối với một hạt cơ bản gọi là spin, đồng thời chứng minh rằng hạt Higgs có spin bằng số 0 như tiên đoán của mẫu lý thuyết.
Rõ ràng, sự khám phá lần này đánh dấu sự chấm dứt một thập niên lao động sáng táo của hàng nghìn nhà khoa học kỹ thuật trình độ cao của trung tâm nghiên cứu châu Âu (CERN). Họ thực sự tạo bệ đỡ quan trọng cho sự đăng quang Giải Nobel Vật lý năm 2013 của hai nhà Vật lý Anh và Bỉ, là Peter Higgs và Francois Englert.
Tuy vậy, bản thân họ, CERN, một lực lượng nhiều ngàn người với không ít nhà vật lý tài năng, hàng chục tỷ USD đầu tư vẫn còn đứng ngoài các cuộc bình giải lớn nhỏ, từ Giải Nobel Vật lý đến Giải Hoàng gia về sách khoa học.
Điều không bình thường này, dĩ nhiên, không thể tồn tại lâu. Và mọi người vẫn thấp thỏm chờ đợi một quyết định manh mẽ của các ủy ban giải thưởng quốc tế.
Trong đó, không loại trừ một Giải Nobel Vật lý nữa về “Hạt của Chúa”, tiếp vào năm sau 2014 sẽ đặc biệt giành cho các nhà khoa học thực nghiệm xứng đáng của CERN.
Theo Trần Thanh Minh
Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ