Tìm kiếm các giải pháp xây dựng ngành thực phẩm thủy sản bền vững

GD&TĐ - Hội thảo do Trường Đại học Văn Hiến phối hợp cùng WorldFish tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp để xây dựng ngành thực phẩm thủy sản bền vững.

Các chuyên gia thảo luận nhằm mục đích đưa ra các giải pháp, sáng kiến để xây dựng một ngành thực phẩm thủy sản bền vững.
Các chuyên gia thảo luận nhằm mục đích đưa ra các giải pháp, sáng kiến để xây dựng một ngành thực phẩm thủy sản bền vững.

Vừa qua, tại TP HCM Trường Đại học Văn Hiến phối hợp với Trung tâm Nghề cá thế giới (WorldFish) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Thực phẩm thủy sản trong chuyển đổi hệ thống thực phẩm phát thải thấp ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và con đường tương lai”.

Hội thảo đã thu hút hơn 170 khách mời là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp và đại diện các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế. Sự kết nối của Hội thảo đã tạo nên một diễn đàn học thuật, góp phần tìm kiếm giải pháp cho ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong quá trình hướng tới sự phát triển bền vững của ngành.

Với tính cấp thiết và hấp dẫn của chủ đề, hội thảo đã nhận được hơn 40 bài viết tham luận gửi về từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Hội đồng chuyên môn đã lựa chọn 5 bài tham luận được trình bày trực tiếp trong Hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội quý giá để cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế cùng nhau thảo luận về chủ đề có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn thế giới.

"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, sự cấp thiết phải chuyển đổi sang các hệ thống thực phẩm phát thải thấp đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Thủy sản, một nguồn tài nguyên quý báu của Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và tạo động lực cho nền kinh tế”, PGS.TS Nguyễn Minh Đức cho hay.

2.jpg
PGS.TS Nguyễn Minh Đức phát biểu tại hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để phát triển ngành thủy sản bền vững bao gồm việc tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ mới và nguồn tài chính hỗ trợ. Các chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo trong sản xuất thủy sản, cùng với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản và thích nghi với xu hướng phát thải thấp.

Bên cạnh đó, việc phát triển các mô hình sản xuất tuần hoàn và áp dụng các phương thức sản xuất bền vững sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.